🌼MRI là cần thiết nên tai nạn là điều không thể tránh:
Trong những ca tai nạn và sai sót y tế xảy ra tại khoa chẩn đoán hình ảnh đó là các ca khi chụp cộng hưởng từ. Như các anh chị đã biết máy chụp cộng hưởng từ được ví như một cục nam châm lớn và sẽ hút tất cả các thứ kim loại vào đó. Nhưng đây lại là một xét nghiệm vô cùng phổ biến trong chẩn đoán và điều trị. Tại Nhật bản thì hầu hết các bệnh viện đều có trang bị một vài máy chụp MRI và có cả OPEN MRI. Các bệnh viện điều trị chuyên sâu trên 500 giường nhập viện nội trú có từ từ 2-5 máy chụp MRI. Nhưng rất tiếc là con số tai nạn liên quan tuy có giảm nhưng vẫn xảy ra. Mình xin chia sẻ một số cải tiến của Nhật bản nhằm giảm thiểu các sai sót y tế khi chụp chiếu MRI.
🌼Những tai nạn mà bản thân từng chứng kiến và hậu quả của nó:
🌱 Bắt đầu từ vụ tai nạn ở bệnh viện mình làm trước đây. Lần có một vụ sai sót lớn là bình ô xi đã bị hút vào và va đập mạnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến máy chụp. Viện mình hồi đó chỉ duy nhất có một máy chụp cộng hưởng và cũng giống như một số bệnh viện khác việc kiểm soát giấy tờ chưa chặt chẽ như hiện tại, chưa có bình ô xi chuyên dụng cho MRI. Phòng chờ trước phòng chụp cũng không rộng và phòng thay đồ dùng chung cho tất cả các phòng chiếu chụp khác như X-quang và CT.
Anh trưởng khoa hôm đó lại là người chính thức có liên quan đến vụ tai nạn đó đã tự xin nghỉ việc, có lẽ anh cảm thấy không thoải mái và muốn thay đổi môi trường làm việc. Tại nạn hay sai sót y tế là điều không ai mong muốn nhưng khi sảy ra thì tâm lý của nhân viên y tế sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Cũng may đợt đó bệnh nhân không có vấn đề gì cả, và chỉ là thiệt hại về kinh tế và sự bất tiện cũng như một số bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng khi đang khám và điều trị, mà cần chụp lại phải liên hệ hỗ trợ để có thể thực hiện chụp MRI tại cơ sở y tế khác gần đó.
🌱Một lần khác khi mình hỗ trợ một bệnh nhân của VN điều trị tại nhật. Người bệnh từng mổ đại tràng và có kẹp đại tràng nhưng không biết rõ chất liệu gì và giấy tờ cũng không cung cấp đầy đủ, thêm nữa chưa chụp MRI bao giờ. Vì thế, mình đã phải giúp gọi điện xác nhận với bác sĩ đã thực hiện phẫu thuật ở bệnh viện tại Việt Nam, khi đó đã phải chờ cho đến khi xác nhận được. Cũng may là chất liệu của kẹp đại tràng là Titan nên không cản trở việc chụp MRI.
🌼Cải tiến để thay đổi:
- Để nghiên cứu và chia sẻ mình đọc gần 200 trang báo cáo các tai nạn, sự cố và báo cáo phân tích của hiệp hội đánh giá chất lượng và chức năng bệnh viện của Nhật Bản. Hiệp hội này có báo cáo theo quý về “số ca tai nạn” và số ca “suýt” xảy ra. Từ đó đưa ra được nhiều biện pháp cải tiến phù hợp. Các phân tích, giải pháp đề xuất để giảm thiểu tai nạn và sai sót y tế. Và sau đó thông tin báo cáo này cũng được công bố và dễ dàng tìm kiếm trên internet. Mình thấy đúng là so với hồi mới đi làm cũng đã thấy có rất nhiều cải tiến nên số ca nghiêm trọng cũng ít sảy ra. Các bệnh viện cũng ý thức hơn khi các thông tin được công bố rộng rãi và chắc hẳn nhân viên y tế ai cũng không muốn những vụ sai sót sảy ra.
- Qua các tai nạn khi chụp MRI tại Nhật mình mới kết luận: Nhờ những vụ tai nạn đó mà Nhật ngày càng cải tiến để đưa ra giải pháp rõ nhằm giảm thiểu các tai nạn và số ca tai nạn cũng giảm đi. Quy trình kiểm tra hiện nay cũng ngày một nghiêm ngặt. Cụ thể về các ca báo cáo có như sau.
- Các cải tiến vẫn là 4 bước cụ thể như:
- 🌱Đẩy mạnh các nghiên cứu để phát triển các thiết bị, máy có thể chụp MRI như hiện tại: bình ô xi, gậy truyền dịch, kẹp động mạch…hiện tại có rất nhiều thiết bị y tế tại Nhật có thể chụp MRI.
- 🌱 Xây dựng quy trình, bảng check list sử dụng giữa bác sĩ, điều dưỡng và kỹ thuật viên. Ngay cả việc mua các máy quét kim loại cầm tay để giúp kỹ thuật viên kiểm tra lại lần cuối trước khi vào phòng chiếu chụp. Nhân viên y tế cần hiểu rõ về quy trình kiểm tra khi chiếu chụp và nghiêm ngặt tuân thủ các QUY TRÌNH này mới có hiệu quả
3.🌱 Giáo dục nâng cao người bệnh tự nâng cao kiến thức, các lưu ý một cách dễ hiểu và thiết thực. Trước khi thực hiện chiếu chụp cần để nguwoif bệnh tự nẵm rõ về các vật dụng có trong cơ thể, cung cấp cho người bệnh kiến thức thực tế dễ hiểu.
4.🌱Khuyến khích đẩy mạnh viết các báo cáo bao gồm cả các ca “suýt” sảy ra tai nạn. Tổng hợp, phân tích và chia sẻ thông tin rộng rãi trên internet để dễ tra cứu.
Mọi thông tin liên quan đến tai nạn đều cần nhắc tới cụ thể, cố gắng để ý thức của nhân viên y tế được đề cao. Theo số liệu tại Nhật cứ 380 vụ tai nạn nhỏ sẽ sảy ra 1 vụ tai nạn lớn. Vì thế nếu phổ cập kiến thức của 380 vụ nhỏ thì vụ tai nạn lớn hơn sẽ không sảy ra. Việc viết báo cáo cần được đơn giản hóa, khuyến khích, có thể tạo mẫu sẵn hoặc chia mẫu sẵn để mọi nhân viên đều có thể dễ viết báo cáo.
Quan trọng nhất vẫn là ý thức làm việc của nhân viên y tế. Chúng ta cùng cố gắng để cải tiến ý thức, nâng cao về quản lý, cải tiến môi trường làm việc và OMOTENASHI – tận tâm cố gắng để không có sai sót. Đặc biệt là xử lý phù hợp, kịp thời nếu có sai sót xảy ra.
*Lưu ý: Nếu cảm thấy bài viết hay và bổ ích, các bạn có thể lấy làm tư liệu. Nhưng đề nghị các bạn phải ghi nguồn và chia sẻ link trang WEB cũng như link kênh youtube mà mình đính kèm cuối bài.