🌱BÁC SĨ Ở NHẬT VÀ VẤN ĐỀ LÀM Ở 2 BỆNH VIỆN🌱

🌼 Vì sao bác sỹ thường hay làm ở 2 bệnh viện?

🌱Tổng thống Mỹ John F. Kennedy trong diễn văn nhậm chức ngày 20 tháng 1 năm 1961 đã phát biểu: “ Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta, hãy hỏi ta đã đóng góp được gì cho tổ quốc”. Câu này nếu nói ở trong viện thì có thể thay là đừng hỏi lương bác sĩ bao nhiêu mà phải hỏi ngược lại BÁC SĨ ĐÓ KIẾM ĐƯỢC BAO NHIÊU TIỀN VỀ CHO BỆNH VIỆN.
🌱Bác sĩ sẽ hỏi lại “BỆNH VIỆN ĐÃ ĐẦU TƯ CÔNG CỤ” tốt giúp bác sĩ kiếm tiền chưa?. Đầu tư cơ sở vật chất thì có khả năng nhưng đầu tư “tự học” chuyên môn và “cải tiến tư tưởng” để tự nâng cao PHONG CÁCH CUNG CẤP DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH thì chỉ có chính vị bác sĩ đó làm được.


🌱Hoạt động của bệnh viện là khám chữa bệnh nên thu nhập cũng chỉ có thu được từ nguồn thu từ bệnh nhân qua cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh mà thôi.
🌱Tại bệnh viện Nhật trung bình mỗi bác sĩ làm toàn thời gian sẽ cần cố gắng thu về cho bệnh viện trên 10,000,000 yên tương đương trên 2 tỷ đồng mỗi tháng. Đủ hiểu bác sĩ giỏi là quan trọng như thế nào đối với bệnh viện. Vì chỉ làm 4 ngày trong một tuần nên các bác sĩ ở Nhật sẽ chọn làm 2 nơi là phổ biến. Cho dù làm việc 1 hay 2 nơi thì mục tiêu hàng đầu mà các bệnh viện yêu cầu các bác sỹ là phải làm việc thật tốt trau dồi chuyên môn cũng như thường xuyên nâng cao hiểu biết để tạo sự yên tâm cho bệnh nhân đến khám chữa bệnh. Nhằm thu hút bệnh nhân tạo nên nguồn thu để duy trì hoạt động của bệnh viện.

🌱Trên thực tế nghề bác sĩ cần thể lực, học tập, nghiên cứu và ứng dụng vào lâm sàng. Nên thông thường ở Nhật bác sĩ sẽ có 4 ngày làm việc, 1 ngày nghiên cứu và 2 ngày nghỉ. Để hợp pháp hóa việc bác sĩ làm thêm tại một bệnh viện khác đó là tận dụng ngày “nghiên cứu” của các bác sĩ. Ngày “nghiên cứu” được hiểu là có thể tự do “viết luận văn, làm báo cáo” ở một nơi không thuộc khoa hay bệnh viện đang làm việc. Mội số nơi tại Nhật sẽ gọi đó là “ngày làm nơi khác” của bác sĩ.

🌱Rất nhiều bệnh viện chấp nhận để bác sĩ làm thêm tại bệnh viện hay cơ sở y tế khác, bác sĩ cũng thông báo rõ với viện với khoa để khi cần liên hệ đột suất qua điện thoại cho công việc. Nếu giải thích là bác sĩ đang “nghiên cứu” cách làm việc ở một bệnh viện hay cơ sở y tế khác thì cũng hoàn toàn hợp lý. Đa số bệnh viện cho phép bác sĩ đi làm thêm như thế. Nguồn thu đó là hợp lý nhằm đảm bảo đời sống và không quá tải cho bác sĩ. Ở Nhật các bác sĩ sẽ phụ trách cả khám ngoại trú và nội trú nên chắc chắn không thiếu việc vì bệnh viện nào cũng có tính toán cân bằng số lượng duy trì tối thiểu số lượng bác sĩ.

🌼Làm tại 2 cơ sở y tế bác sĩ được gì?

🌱Trước hết bác sĩ có nguồn thu nhập ổn định, chỉ đơn thuần tính theo lương giờ 100USD/h thì tiền lương đó cũng bằng thu nhập của 1 người làm công ăn lương ở Nhật. Ngoài ngày làm thêm đó bác sĩ sẽ toàn tâm toàn ý cho 4 ngày làm việc ở bệnh viện chính thức. Khi làm ở một bệnh viện khác bác sĩ cũng có thêm hiểu biết về một hệ thống y tế, thấy cái hay cái mới sẽ có thể ý kiến để cải thiện cho bệnh viện hiện tại. Tại Nhật thẻ name card của bác sĩ thông thường không có ghi điện thoại di động, chỉ ghi tên, chức vụ và e-mail. Bệnh nhân cũng không có thói quen hỏi điện thoại hay e-mail của bác sĩ. Có vấn đề gì 100% liên hệ qua tổng đài bệnh viện.

🌱Mọi lịch trình, hay thay đổi lịch khám, đặt hẹn sẽ do bộ phận riêng đảm nhiệm. Mỗi bác sĩ đều có máy điện thoại cầm tay nội bộ để nghe nhận điện thoại nội bộ hay điện thoại liên lạc từ bên ngoài tới. Điện thoại nội bộ cầm tay của điều dưỡng có tích hợp với hệ thống nhận và trả lời Call gọi từ phòng bệnh, các vị trí khác như nhà ăn nhà vệ sinh nên rất tiện lợi khi làm việc. Vì thế, toàn bộ nhân viên không có lý do để phải sử dụng điện thoại di động khi làm việc. Bộ y tế Nhật có hẳn hướng dẫn sử dụng điện thoại di động cho nhân viên y tế trên nguyên tắc không sử dụng điện thoại di dộng riêng trong thời gian đang làm việc.

🌱Bác sĩ giỏi thì được bệnh viện lớn nhỏ săn đón, bác sĩ nếu chưa nổi tiếng cơ bản vẫn có đủ kiến thức để tới khám ở các phòng khám, các viện dưỡng lão khám bệnh. Nhiều bác sĩ cũng đến khám tại các trường mầm non, trường học khám bệnh. Vì thế kiểu gì bác sĩ cũng sẽ có đất để dụng võ. Tận dụng kiến thức, tạo thêm thu nhập cho bác sĩ là điều cần thiết. Nói gì thì nói cứ phải thực tế: “CÓ THỰC MỚI VỰC ĐƯỢC ĐẠO”. Về cơ bản bác sĩ làm 2 viện cũng không ảnh hưởng gì đến chất lượng điều trị vì bác sĩ trong nhóm phụ trách cũng phải tự điều chỉnh lịch để không ảnh hưởng tới công việc. Điều dưỡng quản lý, phụ trách cũng biết rõ lịch để nếu cần gọi điện thoại là có thể gọi ngay cho bác sĩ điều trị chính của người bệnh.

🌱Ở Nhật luôn luôn tôn trọng ý kiến của bác sĩ điều trị chính, các trường hợp cần nhận y lệnh đặc biệt theo chỉ thị của bác sĩ này sẽ gọi điện thoại kể cả là nửa đêm, hoặc bệnh nhân của bác sĩ phụ trách đó mất cũng có thể thông báo qua điện thoại. Khi bệnh nhân mất luôn luôn thu xếp thông báo để bác sĩ phụ trách tham gia tiễn đưa người bệnh lần cuối khi rời viện, hay đơn giản là thắp một nén nhang tiễn người quá cố tại phòng tang lễ ở bệnh viện trong lúc chờ xe nhà tang lễ tới đón. 100% là hỏa táng và thi hài sẽ bảo quản trong nhà lạnh ở khu hỏa thiêu chờ gia quyến chuẩn bị cho tang lễ.

🌼Bác sĩ làm 2 nơi bệnh viện được gì?

🌱Điều này thật sự tốt cho các bệnh viện nhỏ, bệnh viện tư, phòng khám hay cơ sở y tế, các nơi đặc biệt thiếu bác sĩ nhưng lại khó có thể đủ kinh phí để “nuôi” một bác sĩ toàn thời gian.

🌱Tại bệnh viện Nhật các viện thuộc trường Đại học, các viện chuyên sâu (tương đương với bệnh viện tuyến cuối của Việt Nam) sẽ là nơi tập trung nhiều bác sĩ giỏi và và các bệnh viện này sẽ áp dụng chế độ khám đặt hẹn. Tại đây các bác sĩ làm việc khá căng thẳng, lương không cao nếu chưa nổi tiếng hay chưa phải chuyên gia.

🌱Đối với bác sĩ muốn có thêm kinh nghiệm sẽ sẵn sàng chịu mức lương thấp để có thể làm việc bên cạnh thầy giỏi, trải nghiệm một thời gian và sau đó sẽ chuyển tới viện mình thích để tiếp tục phát triển sự nghiệp. Đặc trưng nhóm 3 bác sỹ trong 1 team chỉ có 1 bác sĩ giỏi, 1 bác sĩ khá1 bác sĩ đang học việc để bổ trợ cho nhau. Theo ý kiến cá Nhân mình thì việc các bác sĩ được làm 2 nơi sẽ tốt cho cả bác sĩ và bệnh viện.

🌼Cách bệnh viện Nhật tạo dựng mạng lưới bệnh viện vệ tinh:

🌱Ngày nay ai cũng hiểu để đi nhanh thì nên đi một mình nhưng để đi xa chúng ta cần đi cùng nhau. Bệnh viện cũng vậy, cần tạo dựng một nhóm “bệnh viện, cơ sở y tế” có chung chí hướng. Ở Nhật các trường Đại học y, các bệnh viện chuyên sâu sẽ là đầu não dẫn dắt định hướng trong y tế. Bệnh viện đại học là nơi “sản xuất” các bác sĩ, và duy trì số lượng. Các bác sĩ sau khi tốt nghiệp có thể theo đăng ký ở trường y và có thể nhận việc làm từ đây. Còn phòng hành chính quản lý của trường đại học đó có nhiệm vụ điều tiết điều phối với bệnh viện vệ tinh. Họ tạo dựng bệnh viện vệ tinh và đảm nhiêm sẽ cung cấp bác sĩ cho các bệnh viện đó với một trong các hình thức. Phái cử bác sĩ ngắn hạn, dài hạn tới làm việc. Ngược lại bệnh viện vệ tinh sẽ không quá lo lắng trong vấn đề tìm bác sĩ. Và hai bên cùng có lợi.

🌼Ý kiến của mình trong phát triển bác sĩ làm việc ở 2 cơ sở y tế:

🌱Qua thông tin thì mình cũng biết rằng tại Việt Nam cho phép làm thêm việc ở một bệnh viện khác nếu được sự đồng ý của Giám đốc bệnh viện chủ quản. Nhưng việc ký kết trên phương diện giữa các tổ chức nên được đề cao, nhằm phát triển tổ chức và có hình thức hỗ trợ khi cần thiết. Các Giám đốc bệnh viện cũng là các bác sĩ nên chắc chắn cũng thấu hiểu về cuộc sống khó khăn mà bác sĩ đang phải đối mặt như “CƠM ÁO GẠO TIỀN“. Bên cạnh đó giám đốc bệnh viện cũng là người chịu trách nhiệm khi có sai sót y tế xảy ra và ai cũng muốn nâng cao chất lượng y tế. Vì vậy việc quản lý để các bác sĩ không làm việc quá sức là rất cần thiết. Vì đó là lý do dễ gây nên trong các sai sót y tế.

🌱Trong bản tường trình báo báo sau khi sảy ra sai sót y tế tại các bệnh viện ở Nhật bao giờ cũng có 2 mục đó là đánh giá lỗi đó là do hệ thống y tế • sơ xuất trong quản lý hay do sai phạm cá nhân. Cá nhân thời điểm gây lỗi, sảy ra sai sót làm liên tục bao nhiêu tiếng? Điều này ngầm đánh giá có phải do làm việc quá sức hay không?

🌱Trở lại vấn đề về bác sĩ làm việc tại hai cơ sở y tế. Trong các vấn đề cốt lõi, chức năng của bệnh viện là chức năng làm y tế chuyên sâu. Các Bác sĩ làm tại bệnh viện lớn sẽ tới bệnh viện vệ tinh, làm việc tuần 1 buổi thì vừa giảm bớt áp lực công việc. Dù sao công việc tại bệnh viện nhỏ, phòng khám số lượng ca cấp cứu ít hơn, áp lực công việc nhẹ hơn, và đây là thời gian nghỉ ngơi xả hơi của bác sĩ. Bác sĩ sẽ vừa có thêm thu nhập, vừa hiểu thêm được và đôi khi được khám cho người bệnh theo cách mình thấy thoải mái nhất. Ở đó lại học hỏi được và cải tiến cho bệnh viện làm việc chính thức. Điều quan trọng là giữ được thái độ làm việc đúng đắn, có trách nhiệm ở các nơi làm việc.

🌱Ví dụ: Bệnh viện tuyến Huyện là nơi chưa có đủ cơ sở Vật chất tốt và đội ngũ bác sĩ tay nghề cao nhưng nếu các ngày đều có bác sĩ tuyến tỉnh, trung ương tới (hay tùy nhu cầu mà tuần 2 buổi) thì chắc chắn hiệu quả chất lượng khám chữa bệnh cũng khác hẳn, bệnh nhân sẽ bớt phải vất vả “đòi chuyển tuyến tỉnh ngay từ đầu”.

🌱Vài thông tin từ thực tế tại Bệnh Viện ở Nhật hi vọng giúp các anh chị có suy nghĩ để cùng cải tiến chất lượng y tế của Việt Nam ngày một tốt hơn. Chúng ta cùng chung tay trước hết cải thiện cuộc sống của chính chúng ta sau đó là cải tiến y tế Việt Nam.

🌱Một chuyên gia y tế mà phát hiện muộn thì uổng phí lắm. Đặc biệt chuyên gia ung thư đừng nên mất vì ung thư có khả năng chữa khỏi khi phát hiện sớm.

*Lưu ý: Nếu cảm thấy bài viết hay và bổ ích, các bạn có thể lấy làm tư liệu. Nhưng đề nghị các bạn phải ghi nguồn và chia sẻ link trang WEB cũng như link kênh youtube mà mình đính kèm cuối bài.

☎️Hãy liên hệ với chúng tôi:☎️

💚#こころメディ合同会社💚
💚KOKOROMEDICAL LLC💚
(Kết nối y tế Nhật 🇯🇵🇻🇳Việt)

🏥 : 〒121-0055 Tokyoto Adachiku Kahei 1-1-9
☎️ : 03-5856-1516
🖨 : 03-5856-1516
💌 : kokoromedi@kokoromedi.com
⌨️ : https://www.kokoromedi.com
💻 : https://m.facebook.com/ytekokoromedical/?ref=bookmarks
⌨️ : https://www.youtube.com/watch?v=x7hb8-pTi6Y&t

💓Rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia đa ngành và sự ủng hộ của cộng đồng.💓

🩺👩‍⚕️Lĩnh vực hoạt động KOKORO MEDICAL🩺👩‍⚕️

💓1. Tổ chức các lớp học ngắn và dài hạn cho các cán bộ y tế của 2 nước Việt Nam – Nhật Bản.
💓2. Cung cấp kênh thông tin và các bài học về Y tế Nhật Bản qua kênh youtube
💓3. Kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế.
💓4. Hỗ trợ biên phiên dịch tiếng Nhật-Việt.
💓5. Hỗ trợ người Việt khám và chữa bệnh tại Nhật.

🎀TUYỂN DỤNG🎀

🎯 Hiện tại KOKOROMEDI chúng tôi đang thực hiện dự án hỗ trợ cộng đồng y tế Việt Nam với nội dung :

🎀”Hỗ trợ các bệnh viện ở Việt Nam tiếp cận được các tài liệu y tế tốt nhất của Nhật về việc hướng dẫn giáo dục cho người bệnh”.🎀

🌱 Chúng tôi cần tuyển 10 bạn để cùng thực hiện việc biên dich và biên tập và xây dựng các tài liệu giáo dục sẵn có tại các bệnh viện và sở y tế của Nhật Bản, để làm tài liệu hướng dẫn giáo dục người bệnh hiệu quả áp dụng cho Bệnh Viện tại Việt Nam.

🌼 Thời gian: 3 tháng

👩‍⚕️ Với 15 năm kinh nghiệm Điều Dưỡng tại Nhật Bản của Mrs. Hayashi Huệ – Giám đốc điều hành KOKORO MEDICAL (Kết nối y tế Việt Nhật) khi tham gia cùng chúng tôi bạn sẽ được gì:

🌱 1. Bạn sẽ hiểu rõ về bệnh và có kiến thức y tế tốt.

🌱 2. Bạn sẽ học được các từ tiếng nhật chuyên ngành.

🌱 3. Bạn sẽ học và thực hành cách làm tài liệu, trình bày hướng dẫn giáo dục người bệnh.

🌱 4. Bạn sẽ học được cách làm việc nhóm và có thêm nhiều mối quan hệ tốt.

🌱 5. Tùy vào nguyện vọng và năng lực của bạn chúng tôi sẽ mời cộng tác vào vị trí phù hợp trong tương lai.

🌼 Điều kiện tham gia:

🌱 1. Bạn từng học các trường về y. Khuyến khích các bạn đã tốt nghiệp điều dưỡng ở Việt Nam.

🌱 2. Bạn có trình độ tối thiểu trên N2.

🌱 3. Bạn là người ham học, và có thời gian tham gia việc này ít nhất 1 giờ và tuần khoảng 4 ngày.

🌺 Hãy đồng hành chúng tôi tham gia với tinh thần học hỏi và nâng cao kiến thức y tế, các kỹ năng mềm, kỹ năng dịch thuật, học cả tiếng Việt và tiếng Nhật. Mỗi tuần chúng tôi sẽ cùng các bạn xem lại bản dịch và trình bày.

🌺 Hy vọng các bạn có thể góp chút ít công sức cũng như kiến thức của mình đồng hành cùng KOKOROMEDI trong việc nâng cao kiến thức cho nền y tế Việt Nam, cũng như nâng cao trình độ tiếng Nhật của bản thân.

🎀Mẫu đăng kí được đính kèm trong file tư liệu bên dưới.

Trân trọng.

☎️Hãy liên hệ với chúng tôi:☎️

💚#こころメディ合同会社💚
💚KOKOROMEDICAL LLC💚
(Kết nối y tế Nhật 🇯🇵🇻🇳Việt)

🏥 : 〒121-0055 Tokyoto Adachiku Kahei 1-1-9
☎️ : 03-5856-1516
🖨 : 03-5856-1516
💌 : kokoromedi@kokoromedi.com
⌨️ : https://www.kokoromedi.com
💻 : https://m.facebook.com/ytekokoromedical/?ref=bookmarks
⌨️ : https://www.youtube.com/watch?v=x7hb8-pTi6Y&t

💓Rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia đa ngành và sự ủng hộ của cộng đồng.💓

🩺👩‍⚕️Lĩnh vực hoạt động KOKORO MEDICAL🩺👩‍⚕️

💓1. Tổ chức các lớp học ngắn và dài hạn cho các cán bộ y tế của 2 nước Việt Nam – Nhật Bản.
💓2. Cung cấp kênh thông tin và các bài học về Y tế Nhật Bản qua kênh youtube
💓3. Kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế.
💓4. Hỗ trợ biên phiên dịch tiếng Nhật-Việt.
💓5. Hỗ trợ người Việt khám và chữa bệnh tại Nhật.

🌱OMOTENASHI – VĂN HÓA TẬN TÂM TRONG BỆNH VIỆN NHẬT🌱

🌼Vậy omotenashi là gì?

Mình xin phép lấy một ví dụ ở quán cà phê để dễ tưởng tượng. Khi khách gọi một tách cà phê thì việc nhanh chóng đưa tách cà phê theo đúng tiêu chuẩn và mang tới cho khách sẽ là dịch vụ của cả thế giới đang làm. Đối với Omotenashi thì đòi hỏi nhân viên phục vụ ngoài việc mang cà phê đến cho khách thì phải cố gắng quan sát khách. Khi đặt tách cà phê xuống bàn thêm tiểu tiết là cố gắng nhìn vào mắt khách hàng, đặt tách cà phê xuống vị trí tiện nhất đối với khách, cười tươi và nói “chúc anh có khoảng thời gian tuyệt vời bên ly cà phê”. Thì thái độ và hành động của nhân viên phục vụ này sẽ được gọi là phong cách phục vụ omotenashi.

🌼Nếu anh chị là khách hàng sẽ cảm nhận như thế nào nếu nhận được dịch vụ này?

Văn hóa phục vụ theo phong cách omotenashi ở các nghành dịch vụ nói chung có các điểm tương đồng là tận tậm. Omotenashi trong bệnh viện có gì khác? Hiểu một cách ngắn gọn nhất là đội ngũ nhân viên y tế sẽ hiểu “TÂM LÝ BỆNH NHÂN” và có lối ứng xử phù hợp. Trong đó có phù hợp với hoàn cảnh bệnh, không gian điều trị, thời điểm nào trong giai đoạn điều trị, và tâm lý người bệnh.

Hôm nay mình xin lấy ví dụ và cùng chia sẻ về dịch vụ theo phong cách omotenashi tại khoa sản ở bệnh viện Nhật. Tại Nhật sản phụ khi vượt cạn có gia đình (mẹ, chồng, con) bên cạnh được coi là một việc bình thường. Theo một khảo sát 2018 của một tạp chí về sinh sản thì thực tế có tới 70% thai phụ có gia đình bên cạnh khi vượt cạn.

🌼Vài thông tin liên quan đến việc sinh nở ở Nhật.

Khi sinh bạn có thể sinh tại: Phòng khám sản (có dưới 19 giường nhập viện), bệnh viện, mời nữ hộ sinh đến giúp vượt cạn tại nhà. Có thể sinh thường, sinh mổ, dùng thuốc giảm đau, sinh trong bồn nước… Tỷ lệ sinh tính trên tổng thể của phụ nữ Nhật năm 2018 là 1.42: mức thấp của thế giới trong những năm gần đây. Các ca kiện trong khoa sản cũng cao nên các bệnh viện, phòng khám lĩnh vực này rất “thận trọng”. Tỷ lệ tử vong với trẻ: tính trên 1000 ca có 0,9 ca, với sản phụ: trên 100,000 ca là 5 ca, trong khi đó trung bình của thế giới con số này là 216. Nhật an toàn nhất cho cả Mẹ và bé.

Các chế độ từ khám thai, hỗ trợ sinh, thời gian nhập viện, có lẽ Nhật là dài nhất. Với sinh thường số ngày nhập viện cho sinh lần đầu là 5-6 ngày, lần sinh thứ 2 là 4-5 ngày. Chi phí hỗ trợ sản phụ nhận được là tầm 420,000 Yen tương đương 85 triệu, ngoài ra mỗi địa phương tùy tình hình phúc lợi ở đó mà lại có thêm hỗ trợ khác. Hỗ trợ đủ chi phí chi trả nhập viện. Khi nhập viện sản phụ sẽ được hướng dẫn: cách tắm cho trẻ, cách cho bú sữa, cách phát hiện bất thường ở trẻ và các vấn đề về tuyến sữa…Một số bạn trẻ người Việt cho dù chọn về Việt Nam sinh thì vẫn nhận được khoản trợ cấp 85 triệu trên.

🌼Kinh nghiệm từ bản thân:

Mình lấy sự an toàn và an tâm nên đã chọn sinh 2 lần ở Nhật. Cả 2 lần mình đều có gia đình bên cạnh lúc vượt cạn, lần đầu là mẹ chồng, lần hai là chồng và con gái lớn. Chị cả khi đó 6 tuổi nên đã kể lại rất rõ về trải nghiệm này.

🌱Lần thứ Nhất định dự tính sinh ở phòng khám gần nhà nhưng đến tuần thứ 34 mà em bé vẫn chưa chịu quay đầu và lúc đó cũng biết là khả năng thai tự quay đầu về vị trí để thuận lợi sinh thường chỉ còn ở mức 3%. Bác sĩ giải thích phương án có thể phải mổ để bắt con, nên chọn phương án an toàn cho cả mẹ và con. Bác sĩ phòng khám hỏi muốn mổ ở phòng khám hay chuyển bệnh viện khác để tiện viết giấy giới thiệu. Chọn sự an toàn và an tâm mình đã chọn sinh ở BV trường Đại học nơi có thể đi bộ được từ nhà. Nhưng ở ngay lần khám đầu tiên ở bệnh viện Đại học, thai đã ở ngôi có thể sinh thường. Mình đã không quay lại phòng khám kia nữa vì ngại việc chuyển viện.

🌱Lần sinh bé thứ hai, khi mang thai có chút bất thường, có phát hiện tế bào lạ ở cổ tử cung. Khi đó tâm lý đã hoang mang, ung thư? Thai ra sao? Giữ được em bé không? Xử lý ở đâu phù hợp?

Xét nghiệm lại đó là Condyloma.

Phòng khám gần nhà giới thiệu chuyển đến bệnh viện trường đại học gần nhà, tại đây bác sĩ đã cố gắng cắt Condyloma ở tuần thai thứ 18, 2 tuần 1 lần. Đến lần thứ hai ít nhiều mình thấy cách làm ở viện này không ổn và lấy lý do có thể chuyển nhà để xin giấy giới thiệu nên bệnh viện “Chữ thập đỏ” nơi có khoa sản thuộc top của Nhật.

Mình đã an tâm ngay sau lần khám thai đầu tiên. Sau khám bác sĩ đã phán: “không phải làm gì với condyloma cả, chỉ theo dõi thôi, nếu thai ổn tuần thứ 36 sẽ nhập viện 2 đêm 3 ngày để phẫu thuật cắt condyloma. Khi đó vì phẫu thuật mà em bé bị kích thích thì dù có ra đời cũng không ảnh hưởng gì”. Và tuần 36 mình nhập viện thực hiện phẫu thuật, sau đó sinh thường ở thời điểm 39 tuần 5 ngày.

Tuy sinh ở đây sẽ đắt gấp 1.5 các phòng khám, bệnh viện khác tại Tokyo nhưng là sự an tâm gần như tuyệt đối. Mình còn nhớ sau sinh gửi tin nhắn tới khoa nơi lúc đó làm việc báo tin “mẹ tròn con vuông” và khen đây là bệnh viện tuyệt vời. Anh bác sĩ đồng nghiệp đã nhắn lại “tìm nơi tuyệt vời hơn bệnh viện đó ở Nhật ấy à… không có đâu!”.

🌱Đây là một trong những nơi đối phó với các ca nặng, các ca song sinh. Lúc mình nhập viện kỷ lục có tới 11 cặp sinh 2, sinh 3 ra đời.

Mình sẽ chia sẻ dần về những tân tiến, những dịch vụ, hướng dẫn cho thai phụ, các kiến thức rất nên học và áp dụng. Đồng khóa du học với mình có một “NỮ HỘ SINH” các anh em ạ. Bạn ấy sau khi làm 8 năm điều dưỡng đã học thêm nữ hộ sinh và sau đó chuyển qua làm nữ hộ sinh luôn. Chúng ta có thông tin sẽ dễ cải tiến, chọn lọc cái hay để áp dụng, chọn cái phù hợp để áp dụng ở bệnh viện Việt Nam.

🌼Văn hóa Omotenashi trong khoa sản:

Trở lại với chủ đề văn hóa omotenashi trong bệnh viện, mình muốn nói đến việc người nhà ở bên cạnh khi sinh. “Sinh gia đình” tại Nhật tới 70% thai phụ áp dụng thì nhu cầu đó ở VN chắc cũng rất cao. Trường hợp này lưu ý là sẽ cố gắng sắp xếp để người nhà ở vị trí phù hợp, hoặc khi đánh giá việc ở bên cạnh sản phụ có thể ảnh hưởng đến sản phụ và người nhà sẽ có thể khéo léo mời người nhà ra ngoài một cách tế nhị, tinh tế. Bệnh viện luôn lấy ý kiến cả từ thai phụ và người nhà về nguyện vọng có muốn người nhà ở bên cạnh bệnh nhân hay không, để đáp ứng theo nguyện vọng. Trong các khóa học tiền sản sẽ có giải thích, hướng dẫn: môi trường nhiễm khuẩn lúc sinh, vị trí đứng và nhiệm vụ của người nhà với sản phụ và điều gia đình nên giúp đỡ sản phụ. Dù có chuẩn bị tâm lý trước nhưng chuyện có anh chồng ngất xỉu, chứng kiến nhiều việc ngoài dự kiến vẫn có sảy ra. Nhưng chuyện đó nó cũng sẽ thành một “sự kiện” mà gia đình đó chắc sẽ nhắc mãi và nó cũng góp phần gắn kết “gia đình” họ.

🌱Có nhiều câu chuyện cả gia đình đã cảm động khi được cùng nhau chào đón giây phút được thấy em bé chào đời, cùng với team y tế vui mừng nghe tiếng em bé cất tiếng khóc lần đầu tiên. Bác sĩ còn cười và hóm hỉnh phát đít em bé khi đợi em mãi mà em chưa tự khóc. Truyền hình có những thước phim ghi lại hình ảnh và cảm tưởng về cảnh các mẹ vượt cạn bên cạnh chồng, con, gia đình. Có một số em nhỏ đã trả lời về cảm tưởng, giây phút xúc động khi lần đầu nhìn thấy em bé chào đời ra sao, lần đầu chứng kiến sự cố gắng của bác sĩ, sự tận tình của điều dưỡng, nữ hộ sinh. Giây phút mà tất cả những người có mặt ở đó ai cũng “cười từ tận trái tim”.

🌱Sẽ cảm nhận rõ dịch vụ tận tâm omotenashi của y tế. Điều dưỡng hay nữ hộ sinh sẽ hướng dẫn anh chồng đứng gần nắm tay động viên vợ, gọi em nhỏ cùng chạy lại xem dây rốn – sợi dây tiếp nối sự sống với câu nói “con cũng đã chào đời như thế”. Cùng đặt em lên bàn cân, đo chiều dài em bé ngay tại đó. Và cố gắng chụp cho cả nhà 1 tấm hình ghi lại phút giây đặc biệt – phút giây cả nhà đón thành viên mới. Cả nhà cùng ekip chụp hình. Hai lần sinh là hai lần mình đều nhận được dịch vụ chăm sóc omotenashi như thế.

🌼Đôi điều tâm sự:

🌱Tuy rằng vượt cạn không phải tất cả đều là những câu chuyện đẹp, nhưng đây là một lĩnh vực mình tin là các viện ở Việt Nam có thể thay đổi được. Điều nay cần lắm, trước hết đó là sự thay đổi về tư duy của nhân viên y tế làm trong ngành như chúng ta. Người Việt rất tình cảm, chăm chỉ, có rất nhiều điểm tương đồng với văn hóa Omotenashi của Nhật. Tại nhiều viện tư ở Việt Nam hiện tại thì sản khoa là một trong những khoa mũi nhọn. Khi tất cả các viện tư làm tốt chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tích cực tới toàn ngành.

🌱Cũng cần lắm các nhà truyền thông ủng hộ, tuyên truyền động viên, đôi khi mạnh dạn đưa những thước phim thể hiện phong cách phục vụ Omotenashi đã được thực hiện mà chưa được biết đó là dịch vụ mang tên “Omotenashi”. Ca ngợi động viên hơn nữa sự cố gắng của các chiến sĩ áo trắng của chúng ta. Điều đó là liều thuốc động viên rất nhiều giúp chúng mình tiếp tục thực hiện, nâng cao dich vụ y tế. 1000 vụ thành công không thấy nhắc tới, nhưng 1 vụ sai sót nhỏ thì cả xã hội sẽ mổ xẻ.

🌱Ở Nhật các bệnh viện rất hiểu điều đó nên rất chi tiết đưa con số cụ thể về tỷ lệ rủi ro ngẫu nhiên chi tiết như con số 0.9% hay 5 ca trên 100,000 ca ở trên, và nhiều thông số về rủi ro trong văn bản giải thích chỉ nhằm mang tới sự an tâm cho người bệnh và gia đình. Bác sĩ thường nói con số an toàn của thai phụ chưa phải là số 0 nhưng tất cả sẽ cố gắng để đưa nó về gần số 0 sớm nhất. Mỗi bệnh viện chúng ta nói chung đều nên cố gắng cải tiến nâng cao dịch vụ “Omotenashi” trong điều kiện cho phép, đầu tư rẻ nhất nhưng khó nhất đó là cải tiến tư tưởng của nhân viên y tế.🌼Mình bắt đầu chia sẻ chỉ với một mục đích duy nhất muốn để chúng ta cùng nghe, cảm nhận, cùng suy nghĩ và cũng “cải tiến” dần dần để y tế Việt Nam ngày một tốt hơn. Có những câu chuyện nói ra chắc chắn sẽ có ý kiến “đó là thế giới khác” không phù hợp với Việt Nam. 18 năm không sử dụng tiếng Việt mình thực sự còn viết được như hiện tại là nỗ lực “vượt nên chính mình”.

*Lưu ý: Nếu cảm thấy bài viết hay và bổ ích, các bạn có thể lấy làm tư liệu. Nhưng đề nghị các bạn phải ghi nguồn và chia sẻ link trang WEB cũng như link kênh youtube mà mình đính kèm cuối bài.

☎️Hãy liên hệ với chúng tôi:☎️

💚#こころメディ合同会社💚
💚KOKOROMEDICAL LLC💚
(Kết nối y tế Nhật 🇯🇵🇻🇳Việt)

🏥 : 〒121-0055 Tokyoto Adachiku Kahei 1-1-9
☎️ : 03-5856-1516
🖨 : 03-5856-1516
💌 : kokoromedi@kokoromedi.com
⌨️ : https://www.kokoromedi.com
💻 : https://m.facebook.com/ytekokoromedical/?ref=bookmarks
⌨️ : https://www.youtube.com/watch?v=x7hb8-pTi6Y&t

💓Rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia đa ngành và sự ủng hộ của cộng đồng.💓

🩺👩‍⚕️Lĩnh vực hoạt động KOKORO MEDICAL🩺👩‍⚕️

💓1. Tổ chức các lớp học ngắn và dài hạn cho các cán bộ y tế của 2 nước Việt Nam – Nhật Bản.
💓2. Cung cấp kênh thông tin và các bài học về Y tế Nhật Bản qua kênh youtube
💓3. Kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế.
💓4. Hỗ trợ biên phiên dịch tiếng Nhật-Việt.
💓5. Hỗ trợ người Việt khám và chữa bệnh tại Nhật.

🌺7 phút để hiểu về phân loại gia đoạn bệnh & Chất lượng điều trị trong ung thư dạ dày tại Nhật Bản.🌺

👩‍⚕️🩺Bài chia sẽ này được dịch và biên tập từ tài liệu thống kê của Hiệp hội tiêu hóa Nhật Bản🇯🇵 & tài liệu thực tế trong điều trị tại Bệnh viện chuyên ngành.

👩‍⚕️🩺Công ty #KOKOROMEDI cùng với nhóm biên dịch”Viết cho chiến binh K” là các Bác sĩ, điều dưỡng viên người Việt đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản🇯🇵🇻🇳Việt Nam đã thực hiện và hiệu đính video này.

🩺📀– Video 4 : Chuyên mục : UNG THƯ DẠ DÀY

💊🏥 7 phút để hiểu về phân loại gia đoạn bệnh & Chất lượng điều trị trong ung thư dạ dày tại Nhật Bản 💊🏥

https://youtu.be/wjF6WhYkkBU

———————————————————————————Các video đã phát:

🩺📀– Video 1: Chuyên mục : UNG THƯ DẠ DÀY

💊🏥Triệu chứng và quy trình khám và điều trị UNG THƯ DẠ DÀY tại Nhật Bảnhttps://youtu.be/j7X8NOOTMD0

🩺📀– Video 2: Chuyên mục :UNG THƯ DẠ DÀY

💊🏥7 phút để hiểu về nội soi da dày tại Nhật💊🏥https://youtu.be/1Pen2ayrjWI

🩺📀– Video 3: Chuyên mục :UNG THƯ DẠ DÀY

💊🏥Nội dung và ý nghĩa của các xét nghiệm chuyên sâu trong UNG THƯ DA DÀY 💊🏥https://youtu.be/7w5_QKWSBZU

☎️Hãy liên hệ với chúng tôi:☎️

💚#こころメディ合同会社💚
💚KOKOROMEDICAL LLC💚
(Kết nối y tế Nhật 🇯🇵🇻🇳Việt)

🏥 : 〒121-0055 Tokyoto Adachiku Kahei 1-1-9
☎️ : 03-5856-1516
🖨 : 03-5856-1516
💌 : kokoromedi@kokoromedi.com
⌨️ : https://www.kokoromedi.com
💻 : https://m.facebook.com/ytekokoromedical/?ref=bookmarks
⌨️ : https://www.youtube.com/watch?v=x7hb8-pTi6Y&t

💓Rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia đa ngành và sự ủng hộ của cộng đồng.💓

🩺👩‍⚕️Lĩnh vực hoạt động KOKORO MEDICAL🩺👩‍⚕️

💓1. Tổ chức các lớp học ngắn và dài hạn cho các cán bộ y tế của 2 nước Việt Nam – Nhật Bản.
💓2. Cung cấp kênh thông tin và các bài học về Y tế Nhật Bản qua kênh youtube
💓3. Kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế.
💓4. Hỗ trợ biên phiên dịch tiếng Nhật-Việt.
💓5. Hỗ trợ người Việt khám và chữa bệnh tại Nhật.

🌼PHIẾU ĐIỀU TRA KHI NHẬP VIỆN TẠI BỆNH VIỆN NHẬT🌼

🌱19/08/2020 Kokoro Medical có dịp được chia sẻ nói về tiêu chí C6.2 với  tất cả nhiều đồng nghiệp.Kokoromedi rất vui khi nhận được nhiều phản hồi từ đồng nghiệp về buổi tọa đàm.
🌱Nội dung trình bày không chỉ giới hạn ở tiêu chí C6.2 mà liên quan đến rất nhiều các tiêu chí ở các chuyên mục khác của điều dưỡng.
Kokoro Medical cũng chân thành cảm ơn quý đồng nghiệp đã bỏ thời gian xem bình luận, hành động nhỏ vậy thôi nhưng cũng là động lực để Kokoro Medical cảm thấy chia sẻ của mình có ý nghĩa.


🌱Trong bài Kokoro Medical có đề cập đến bảng PHIẾU ĐIỀU TRA KHI NHẬP VIỆN đây là một giấy tờ mà 100% bệnh viện Nhật đang sử dụng với nội dung không có gì khác biệt. Tùy thuộc vào tính chất của người bệnh mà mỗi bệnh viện sẽ thêm bớt điều chỉnh cho phù hợp.
Phiếu thông tin đang sử dụng tại 100% bệnh viện ở Nhật có 3 điểm được lưu ý như sau:

  1. Phiếu này dành cho người bệnh và gia đình tự ghi. Vì thế điều dưỡng chỉ soát lại xem có sai, thiếu sót hay không. Tuy nhiên cũng có trường hợp nhập viên cấp cứu hay người bệnh không tự nghi được, gia đình không có mặt và họ không thể đảm nhiệm được thì mới hỏi và điền giúp. Chính vì vậy việc xây dựng mẫu phải dễ hiểu, dễ ghi. Thiết nghĩ giảm bớt việc cho điều dưỡng là một việc nên làm.
  2. Giải thích rõ về mục đich để có được sự hợp tác từ phía gia đình cụ thể như “Phiếu điều tra này nhằm hỗ trợ cho công tác chăm sóc và điều trị thông qua việc hiểu rõ tình trạng của người bệnh trước khi nhập viện.  Xin vui lòng điền thông tin vào phiếu và đưa cho điều dưỡng của khoa mà ông/bà nhập viện. Phiếu điều tra sẽ không sử dụng cho bất kì mục đích nào ngoài việc cung cấp thông tin cho điều trị. Kính mong sự hợp tác của quí bệnh nhân và gia đình. “
  3. Nếu nhập viện có dự tính từ trước: bộ phận dướng dẫn nhập viện ở khoa kháp bệnh sẽ phát trước để bệnh nhân có thể điền trước khi tới viện.

🌱Mục đích của PHIẾU ĐIỀU TRA KHI NHẬP VIỆN

Giúp team điều trị có đầy đủ thông tin về bệnh, để hỗ trợ quá trình điều trị nội trú suôn sẻ đồng thời dễ đánh giá các nguy cơ, dễ hướng dẫn giáo dục và hỗ trợ trước khi ra viện.

🌱Nội dung của bản PHIẾU ĐIỀU TRA KHI NHẬP VIỆN

Có bức tranh toàn cảnh về đời sống thường ngày của người bệnh cụ thể như:

  1. Người bệnh hiểu gì về lần nhập viện này?
  2. Thông tin liên lạc, Thành viên gia đình đang sống chung.
  3. Bệnh sử, thuốc, dị ứng
  4. Về nguy cơ té ngã, loét
  5.  Về sinh hoạt hàng ngày ăn, ngủ, vệ sinh, nhận thức…
  6. Tôn giáo, tín ngưỡng
  7. Về bảo hiểm người già, các loại thông tin cần hỗ trợ trợ cấp từ chính sách
Sơ đồ gia đình người bệnh – nguồn KOKORO MEDICAL

Có thể qua những bài chia sẻ của Kokoro Medical về y tế Nhật ít nhiều chúng ta cũng có chút suy nghĩ: Đó là chuyện xa vời với y tế Việt. Hẳn không ít một số anh chị em ngưỡng mộ và muốn được biết nhiều hơn để cải tiến cho bệnh viện nơi đang làm việc. Bản thân Kokoro Medical nghĩ có rất nhiều ý kiến khác nhau chúng ta cần “dung hòa” để có cách làm phù hợp, nhưng chắc chắn PHIẾU ĐIỀU TRA KHI NHẬP VIỆN là một mẫu mà sẽ cần đưa ngay vào sử dụng. Nhật đã nghiên cứu cả trên 100 năm, và bản này không có bớt chỉ có thêm cho phù hợp với chính sách. Ví như những năm 2000 mới có bảo hiểm người già thì mới có thêm mục này.


Chúng ta chỉ cải tiến để “tốt hơn ngày hôm qua” và mỗi cá nhân hãy ý thức thì chắc chắn cuộc sống, công việc của chúng ta sẽ thay đổi. Cải tiến tưởng chừng là giúp người bệnh nhưng có lẽ là giúp chính chúng ta.
KOKORO MEDICAL sẽ cố gắng chọn lọc các biểu mẫu phù hợp, đặc biệt thời gian tới sẽ dịch nhiều tài liệu về giáo dục người bệnh và update. Cả đời còn lại sẽ chỉ kết nối y tế Việt Nhật mà thôi.

🌱File download PHIẾU ĐIỀU TRA KHI NHẬP VIỆN  

Link để tải phiếu điều tra thông tin người bệnh kỹ: 6 trang

Link để tải phiếu điều tra thông tin người bệnh đơn giản: 2 trang

☎️Hãy liên hệ với chúng tôi:☎️

💚#こころメディ合同会社💚
💚KOKOROMEDICAL LLC💚
(Kết nối y tế Nhật 🇯🇵🇻🇳Việt)

🏥 : 〒121-0055 Tokyoto Adachiku Kahei 1-1-9
☎️ : 03-5856-1516
🖨 : 03-5856-1516
💌 : kokoromedi@kokoromedi.com
⌨️ : https://www.kokoromedi.com
💻 : https://m.facebook.com/ytekokoromedical/?ref=bookmarks
⌨️ : https://www.youtube.com/watch?v=x7hb8-pTi6Y&t

💓Rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia đa ngành và sự ủng hộ của cộng đồng.💓

🩺👩‍⚕️Lĩnh vực hoạt động KOKORO MEDICAL🩺👩‍⚕️

💓1. Tổ chức các lớp học ngắn và dài hạn cho các cán bộ y tế của 2 nước Việt Nam – Nhật Bản.
💓2. Cung cấp kênh thông tin và các bài học về Y tế Nhật Bản qua kênh youtube
💓3. Kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế.
💓4. Hỗ trợ biên phiên dịch tiếng Nhật-Việt.
💓5. Hỗ trợ người Việt khám và chữa bệnh tại Nhật.

🌼CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ GIAO BAN CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI NHẬT🌼

🌼Tại Nhật điều dưỡng quan trọng như thế nào?

Tại Nhật, công tác chăm sóc bệnh nhân là chăm sóc toàn diện. Bệnh viện sẽ đảm bảo từ ăn ở và mọi sinh hoạt của bệnh nhân. Các bệnh viên lớn không có hộ lý hay nhân viên chăm sóc, thậm chí không tuyển điều dưỡng trung cấp. Điều dưỡng sẽ đảm nhiệm mọi việc chăm sóc cho bệnh nhân về mọi mặt từ chăm sóc về y tế cho đến chăm lo cho tinh thần.

Trẻ em cấp mẫu giáo của Nhật khi được hỏi mơ ước lớn lên muốn làm gì thì top đầu là làm “điều dưỡng”, trong lòng các bé điều dưỡng là “thiên thần áo trắng“. Điều đó là kết quả phản ảnh khi các em khi đến viện thăm ông bà, hoặc nhập viện, có thể đã nhìn thấy đã được sự ân cần cũng như sự quan tâm chu đáo từ các cô điều dưỡng chăm sóc cho ông bà người thân hay chính bản thân các bé.

Phim ảnh về bệnh viện là một đề tài được khai thác nhiều nhất ở Nhật. Mình rất thích 1 số phim và khi xem hay để ý xem các thủ thuật chuyên môn của ngành y tế có được các diễn viên thể hiện như thế nào, có đạt hay không có đúng như chuyên môn hay không? Các chuyên gia hướng dẫn quay các thước phim này là “chuyên gia giỏi trong các nghành” đấy ạ.
Doctor X là một phim mình thích.
Việt Nam thì sao các cả nhà ơi?

🌼Nói chuyện về Ca làm việc của điều dưỡng ạ!

Ca làm việc của điều dưỡng tại Nhật Bản theo 3 hình thức.

🌱 Phổ biến nhất là 2 ca, ca ngày và ca đêm. Khi đó ca ngày sẽ làm việc từ 8:30-17:00 và ca đêm từ 16:30-9:30 ngày hôm sau và ca đêm được nghỉ 2 tiếng nếu bệnh nhân ổn.

🌱Với bệnh viện áp dụng 3 ca thì ca ngày 8:30-17:00, ca chiều từ 16:30- 24:00, ca đêm là sẽ từ 23:30-9:00 hôm sau. Có phòng cho nhân viên ngủ trọ dạng khách sạn con nhộng, nhưng cố gắng để điều dưỡng ca chiều về được chuyến tàu cuối.

🌱Có một số ít bệnh viện có ca đêm từ 21:00 đến 9:00 hôm sau, có bệnh viện sẽ tùy khoa và tính chất công việc mà sẽ có cả 2-3 hình thức như trên đan xen nhau.

Mình đã trải nghiệm làm 2 ca và 3 ca. Mỗi chế độ sẽ có những mặt mạnh và cảm nhận riêng nhưng đa số điều dưỡng thích nơi làm 2 ca, riêng bản thân mình nếu chọn có vẻ thích 3 ca hơn, vì đơn giản thời gian làm việc không dài và không mệt.

Tại Nhật điều dưỡng trưởng hoặc điều dưỡng chef sẽ là người đảm nhiệm xếp lịch làm việc cho khoa đó, tùy cách nghĩ của người đứng đầu mà đôi khi có cách xếp lịch chưa khoa học. Việc xếp lịch là công việc mất time và cần cân nhắc kỹ để đảm bảo cả số lượng và cả chất lượng cho tất cả các ngày làm việc, lại đảm bảo nguyện vọng về ngày nghỉ của mọi người được đúng mực.

Mình thích chế độ điều tiết xếp lịch ở bệnh viện Mỹ; tức là bộ phận điều tiết điều dưỡng riêng biệt và luôn đảm bảo số người làm phù hợp với số lượng bệnh nhân. Như vậy an toàn hơn nhiều. Thiết nghĩ các bệnh viện nên đào tạo một số điều dưỡng đủ trình độ có thể tới các khoa khác nhau, đào tạo đội quân lưu động đảm bảo chất lượng và số lượng theo quân số bệnh nhân nhập viện.

🌼Giao ban trong bệnh viện Nhật :

Giao ban là thời điểm mọi người truyền thông tin. Ở Nhật nói nhanh như thể phải gấp rút đó, nhưng nghe cũng quen, sinh viên mới khó có theo kịp để bắt nhịp lắm.

  • Khi giao ban thông báo ca làm việc có bao nhiêu bệnh nhân xuất viện, nhập viện.Bệnh nhân nào cần chú ý, bệnh nhân nặng, bệnh nhân phẫu thuật…
  • Công việc đặc biệt được lưu tâm là giao luôn chìa khóa tủ thuốc đựng các loại thuốc đặc   biệt. Ở tủ quản lý thuốc này có sẵn các loại check list và khi giao ban cũng sẽ đếm các loại thuốc để biết được thuốc nào đã sử dụng.
  • Thuốc quản lý dạng này tối thiểu phải có chữ ký của 2 điều dưỡng khi sử dụng. Dược sĩ cũng đến check thường xuyên.
  • Thuốc quản lý trong két thì phải đếm còn bao nhiêu ống nguyên, bao nhiêu vỏ đã dùng rồi ví dụ nếu chỉ dùng ½ thì thuốc còn lại sẽ được hút vào bơm tiêm và bảo quản ở đó. Dược sĩ cũng thường xuyên tới kiểm tra, bệnh nhân có dán thuốc đó cũng phải trả lại thứ đã dùng và việc này rất nghiêm ngặt. Ngoài ra khi giao ban còn đếm cả các dụng cụ y tế đơn giản như cặp nhiệt độ, máy đo nồng đọ Oxy có đủ không…

Nội dung liên quan đến bệnh nhân khi giao ban thì: chỉ giao ban các thứ quan trọng đáng lưu ý mà ghi chép khó truyền đạt được. Cũng có nơi giao ban rất kỹ nhưng xu hướng các bệnh viện lớn là không cần thiết giao ban nếu đã có ghi chép trên bệnh án. Vì thế nếu biết cách thu thập thông tin thì công việc sẽ hiệu quả hơn. Chắc ở một dịp khác mình sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm của mình.

Với ca trực thì thông thường chỉ có 2 điều dưỡng chăm sóc 40-50 bệnh nhân ở 1 khoa. Các bệnh viện lớn thường không có nhân viên chăm sóc, và đôi khi không tuyển dụng điều dưỡng trung cấp. Một số bệnh viện có thêm nhân viên chăm sóc khi đó buổi đêm thường có thêm 1 nhân viên chăm sóc. Bệnh nhân nhẹ hay nặng cũng tùy thuộc vào khoa và cả thời điểm.

Một trong 2 điều dưỡng sẽ là người chịu trách nhiệm trưởng nhóm và ghi chép vào tờ nhật ký khoa. Cái này có mẫu cụ thể nhưng lướt qua bảng này là biết ngay mọi thông tin bệnh nhân nhập viện, xuất viện, bệnh nhân phẫu thuật, bệnh nhân lưu ý, hay tổng số bệnh nhân đang phải kiềm chế cơ thể.

Số điều dưỡng đi làm ngày đó, còn trống mấy giường… là thông tin cơ bản giúp điều tiết điều phối giữa các khoa. Bệnh viện Nhật sẽ lấy số ngày trung bình bệnh nhân nhập viện để đánh giá nhiều mặt, vì thế tiền thu về từ bảo hiểm cũng có ảnh hưởng. Xu hướng chung là nhập viện ngắn ngày nhất có thể ở các khoa điều trị cấp tính. Chắc mình sẽ chia sẻ ở một dịp khác.

🌼Kết thúc chia sẻ hôm nay mình kể cách bệnh viện mình làm kinh tế như thế nào với các anh “say rượu” đựơc đưa tới cấp cứu nhé.

 Đó là bệnh viện giữa trung tâm Tokyo ngay ga Ochanomizu. Đây là quận “Văn” – quận tri thức của Tokyo nên có nhiều trường học, bệnh viện xung quanh ga này. Từ ga có thể đi bộ tới 10 bệnh viện lớn nhỏ, bệnh viện trường Đại học như Juntendo, Nha khoa Tokyo cũng nằm ngay trước cửa ga này. Viện mình từng làm không quá lớn: quy mô 300 giường nhập viện, thực hiện 3000 ca phẫu thuật/năm, khá hiện đại và tiện nghi. Trước đây là bệnh viện chuyên dành cho giáo viên, giảng viên của Tokyo nhập viện. Người bệnh nói chung là dân trí thức, khi làm ở đây mình cũng từng gặp một số quan chức cao cấp của Nhật nhập viện.

🌼Kể chuyện các anh “say” chút nhé!

🌱Cứ tối thứ 6, 7 thì bệnh viện sẽ cố gắng để trống các phòng riêng sẵn sàng đón các anh “say” nhập viện cấp cứu. Với khách sạn bạn check in vào buổi chiều và trọ 1 đêm 2 ngày cũng chỉ tính 1 lần, bệnh viện thì khác. Bệnh viện sẽ tính tiền phòng, tiền dịch vụ theo ngày và được tính từ 0 giờ.

Những anh bất tỉnh nhân sự được đưa đến thường là những anh tửu lượng không cao, có thể là bị ép uống lần đầu hay vì lý do nào đó đi uống và bất tỉnh. Đồng nghiệp lo và gọi cấp cứu rồi được đưa đến viện, thường được đưa đến tầm 23:00 ở khoa cấp cứu. Và tất nhiên điều dưỡng như đã thành thục sẽ cố gắng điều chỉnh làm thủ tục nhập viện đủ nhanh và lên khoa muộn nhất là 23:57 phút. Và thế là mọi thứ sẽ bị tính 2 ngày.Anh chàng “say” đó khi lên khoa, được truyền 3-4 chai nước, mặc tã và ngủ ly bì tới sáng. Tất nhiên lúc nhập viện anh “say” hoặc đồng nghiệp đi cùng cũng phải ký tên đồng ý nhập viện…không có phương án nào khác ngoài ký đồng thuận xin nhập viện. Bút sa gà chết…
Thường thì sáng hôm sau tỉnh dậy anh “say” ngỡ ngàng lổm ngổm, ngơ ngác “đây là đâu”, điều dưỡng sẽ thỏ thẻ kể chuyện tối qua anh xỉn thế nào, nôn thế nào… Nhận hóa đơn thanh toán có thể lên tới trên 700 USD cho 1 đêm nằm viện.Chi phí này chủ yếu là tiền phòng, tại khu vực trung tâm Tokyo nếu phòng đơn thì 200-500 USD là rất bình thường. Nhưng nếu là phòng 4 người thì thông thường lại không mất tiền phòng. Các anh say sẽ choáng, nhưng hẳn sẽ thề là lần sau sẽ không thể uống say đến mức đó nữa. Có bà mẹ của chú “say” sáng sớm nhận được liên lạc từ đồng nghiệp con mình lục đục đến đón con và mắng; không uống được thì đừng có cố!

🌱Điều dưỡng hay kháo nhau, cuối tuần này phải thu về ít nhất 5 chú say rượu nhỉ…và cùng nhau cười. Chất lượng bệnh viện có tốt hay không sẽ phụ thuộc vào “khoản thu” được từ người bệnh. Người bệnh là khách hàng của bệnh viện. Do đó mỗi nhân viên bệnh viện chắc nên hiểu về hệ thống bảo hiểm, cách nào bệnh viện thu được phí một cách đúng luật và vẫn giữ được “cái tâm của nghề y”

🌱Tại Nhật chuyện công bố “báo cáo doanh số” rất được coi trọng. Nhân viên cũng biết rõ tài chính bệnh viện, lỗ lãi ra sao, dù biết đó là doanh số đã qua “tính toán”, công khai được.

*Lưu ý: Nếu cảm thấy bài viết hay và bổ ích, các bạn có thể lấy làm tư liệu. Nhưng đề nghị các bạn phải ghi nguồn và chia sẻ link trang WEB cũng như link kênh youtube mà mình đính kèm cuối bài.

☎️Hãy liên hệ với chúng tôi:☎️

💚#こころメディ合同会社💚
💚KOKOROMEDICAL LLC💚
(Kết nối y tế Nhật 🇯🇵🇻🇳Việt)

🏥 : 〒121-0055 Tokyoto Adachiku Kahei 1-1-9
☎️ : 03-5856-1516
🖨 : 03-5856-1516
💌 : kokoromedi@kokoromedi.com
⌨️ : https://www.kokoromedi.com
💻 : https://m.facebook.com/ytekokoromedical/?ref=bookmarks
⌨️ : https://www.youtube.com/watch?v=x7hb8-pTi6Y&t

💓Rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia đa ngành và sự ủng hộ của cộng đồng.💓

🩺👩‍⚕️Lĩnh vực hoạt động KOKORO MEDICAL🩺👩‍⚕️

💓1. Tổ chức các lớp học ngắn và dài hạn cho các cán bộ y tế của 2 nước Việt Nam – Nhật Bản.
💓2. Cung cấp kênh thông tin và các bài học về Y tế Nhật Bản qua kênh youtube
💓3. Kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế.
💓4. Hỗ trợ biên phiên dịch tiếng Nhật-Việt.
💓5. Hỗ trợ người Việt khám và chữa bệnh tại Nhật.

CẢI TIẾN TRÁNH SAI SÓT KHI CHỤP MRI

🌼MRI là cần thiết nên tai nạn là điều không thể tránh:

Trong những ca tai nạn và sai sót y tế xảy ra tại khoa chẩn đoán hình ảnh đó là các ca khi chụp cộng hưởng từ. Như các anh chị đã biết máy chụp cộng hưởng từ được ví như một cục nam châm lớn và sẽ hút tất cả các thứ kim loại vào đó. Nhưng đây lại là một xét nghiệm vô cùng phổ biến trong chẩn đoán và điều trị. Tại Nhật bản thì hầu hết các bệnh viện đều có trang bị một vài máy chụp MRI và có cả OPEN MRI. Các bệnh viện điều trị chuyên sâu trên 500 giường nhập viện nội trú có từ từ 2-5 máy chụp MRI. Nhưng rất tiếc là con số tai nạn liên quan tuy có giảm nhưng vẫn xảy ra. Mình xin chia sẻ một số cải tiến của Nhật bản nhằm giảm thiểu các sai sót y tế khi chụp chiếu MRI.

🌼Những tai nạn mà bản thân từng chứng kiến và hậu quả của nó:

  🌱 Bắt đầu từ vụ tai nạn ở bệnh viện mình làm trước đây. Lần có một vụ sai sót lớn là bình ô xi đã bị hút vào và va đập mạnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến máy chụp. Viện mình hồi đó chỉ duy nhất có một máy chụp cộng hưởng và cũng giống như một số bệnh viện khác việc kiểm soát giấy tờ chưa chặt chẽ như hiện tại, chưa có bình ô xi chuyên dụng cho MRI. Phòng chờ trước phòng chụp cũng không rộng và phòng thay đồ dùng chung cho tất cả các phòng chiếu chụp khác như X-quang và CT.

Anh trưởng khoa hôm đó lại là người chính thức có liên quan đến vụ tai nạn đó đã tự xin nghỉ việc, có lẽ anh cảm thấy không thoải mái và muốn thay đổi môi trường làm việc. Tại nạn hay sai sót y tế là điều không ai mong muốn nhưng khi sảy ra thì tâm lý của nhân viên y tế sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Cũng may đợt đó bệnh nhân không có vấn đề gì cả, và chỉ là thiệt hại về kinh tế và sự bất tiện cũng như một số bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng khi đang khám và điều trị, mà cần chụp lại phải liên hệ hỗ trợ để có thể thực hiện chụp MRI tại cơ sở y tế khác gần đó.

🌱Một lần khác khi mình hỗ trợ một bệnh nhân của VN điều trị tại nhật. Người bệnh từng mổ đại tràng và có kẹp đại tràng nhưng không biết rõ chất liệu gì và giấy tờ cũng không cung cấp đầy đủ, thêm nữa chưa chụp MRI bao giờ. Vì thế, mình đã phải giúp gọi điện xác nhận với bác sĩ đã thực hiện phẫu thuật ở bệnh viện tại Việt Nam, khi đó đã phải chờ cho đến khi xác nhận được. Cũng may là chất liệu của kẹp đại tràng là Titan nên không cản trở việc chụp MRI.

🌼Cải tiến để thay đổi:

  • Để nghiên cứu và chia sẻ mình đọc gần 200 trang báo cáo các tai nạn, sự cố và báo cáo phân tích của hiệp hội đánh giá chất lượng và chức năng bệnh viện của Nhật Bản. Hiệp hội này có báo cáo theo quý về “số ca tai nạn” và số ca “suýt” xảy ra. Từ đó đưa ra được nhiều biện pháp cải tiến phù hợp. Các phân tích, giải pháp đề xuất để giảm thiểu tai nạn và sai sót y tế. Và sau đó thông tin báo cáo này cũng được công bố và dễ dàng tìm kiếm trên internet. Mình thấy đúng là so với hồi mới đi làm cũng đã thấy có rất nhiều cải tiến nên số ca nghiêm trọng cũng ít sảy ra. Các bệnh viện cũng ý thức hơn khi các thông tin được công bố rộng rãi và chắc hẳn nhân viên y tế ai cũng không muốn những vụ sai sót sảy ra.
  • Qua các tai nạn khi chụp MRI tại Nhật mình mới kết luận: Nhờ những vụ tai nạn đó mà Nhật ngày càng cải tiến để đưa ra giải pháp rõ nhằm giảm thiểu các tai nạn và số ca tai nạn cũng giảm đi. Quy trình kiểm tra hiện nay cũng ngày một nghiêm ngặt. Cụ thể về các ca báo cáo có như sau.
  • Các cải tiến vẫn là 4 bước cụ thể như:
  1. 🌱Đẩy mạnh các nghiên cứu để phát triển các thiết bị, máy có thể chụp MRI như hiện tại: bình ô xi, gậy truyền dịch, kẹp động mạch…hiện tại có rất nhiều thiết bị y tế tại Nhật có thể chụp MRI.
  2. 🌱 Xây dựng quy trình, bảng check list sử dụng giữa bác sĩ, điều dưỡng và kỹ thuật viên. Ngay cả việc mua các máy quét kim loại cầm tay để giúp kỹ thuật viên kiểm tra lại lần cuối trước khi vào phòng chiếu chụp. Nhân viên y tế cần hiểu rõ về quy trình kiểm tra khi chiếu chụp và nghiêm ngặt tuân thủ các QUY TRÌNH này mới có hiệu quả

3.🌱 Giáo dục nâng cao người bệnh tự nâng cao kiến thức, các lưu ý một cách dễ hiểu và  thiết thực. Trước khi thực hiện chiếu chụp cần để nguwoif bệnh tự nẵm rõ về các vật dụng có trong cơ thể, cung cấp cho người bệnh kiến thức thực tế dễ hiểu.

4.🌱Khuyến khích đẩy mạnh viết các báo cáo bao gồm cả các ca “suýt” sảy ra tai nạn. Tổng hợp, phân tích và chia sẻ thông tin rộng rãi trên internet để dễ tra cứu.

 Mọi thông tin liên quan đến tai nạn đều cần nhắc tới cụ thể, cố gắng để ý thức của nhân viên y tế được đề cao. Theo số liệu tại Nhật cứ 380 vụ tai nạn nhỏ sẽ sảy ra 1 vụ tai nạn lớn. Vì thế nếu phổ cập kiến thức của 380 vụ nhỏ thì vụ tai nạn lớn hơn sẽ không sảy ra. Việc viết báo cáo cần được đơn giản hóa, khuyến khích, có thể tạo mẫu sẵn hoặc chia mẫu sẵn để mọi nhân viên đều có thể dễ viết báo cáo.

Quan trọng nhất vẫn là ý thức làm việc của nhân viên y tế. Chúng ta cùng cố gắng để cải tiến ý thức, nâng cao về quản lý, cải tiến môi trường làm việc và OMOTENASHI – tận tâm cố gắng để không có sai sót. Đặc biệt là xử lý phù hợp, kịp thời nếu có sai sót xảy ra.

*Lưu ý: Nếu cảm thấy bài viết hay và bổ ích, các bạn có thể lấy làm tư liệu. Nhưng đề nghị các bạn phải ghi nguồn và chia sẻ link trang WEB cũng như link kênh youtube mà mình đính kèm cuối bài.

👩‍⚕️XỬ LÝ KHI SAI SÓT Y TẾ No.2 (Vụ kiện với Bạn mình)

🌼Nỗi buồn mất mát!

Anh là một bác sĩ tốt nghiệp ở trường y danh tiếng hàng đầu của Nhật. Mẹ anh thường xuyên đi khám định kỳ hàng năm tại vệnh viện gần nhà.
Trong lần khám định kỳ cuối cùng bà chỉ chụp X-quang ngực mà không tự nguyện đăng ký chụp CT và bác sĩ kết luận không có vấn đề gì. Sau đó tuy có thấy bất thường như ho, mệt nhưng bà nghĩ có lẽ do tuổi già.

🌱6 tháng sau khi thấy triệu chứng ho không giảm, kèm theo khó thở bà đã trở lại bệnh viện bệnh viện đó xin thăm khám và được chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn cuối.
Trong quá trình nhập viện bác sĩ giải thích tình trạng bệnh như những ca nhập viện thông thường ở Nhật.
Anh là con trai trưởng nhà có 2 anh em, khá sốc vì biết mẹ ở giai đoạn cuối, cụ thường xuyên khám định kỳ rất cụ thể và cụ là bệnh nhân trung thành ở viện này.
Sau chẩn đoán 3 tháng thì bà mất.

🌼Yêu cầu từ phía gia đình:

Khi giải thích ở Nhật bác sĩ sẽ chỉ cho người nhà rất chi tiết bất thường ở đâu trên phim X-quang, CT và kết quả xét nghiệm khác, bệnh nhân có yêu cầu sẽ in luôn cho bệnh nhân ngay lúc đó.Xem lại phim cũ cùng bác sĩ điều trị anh mới nói 6 tháng trước hình phim này chắc chắn là đã thấy được có bất thường rồi. Theo thông lệ bệnh viện cần khuyên nên làm xét nghiệm chuyên sâu. Tại sao lại kết luận không có bất thường, dẫn đến phát hiện bệnh chậm và không được điều trị đúng lúc.

– Có phải phía bệnh viện đã “bỏ sót” bệnh của mẹ anh hay không?

Là một bác sĩ đào tạo trường Quốc lập danh tiếng của Nhật – Đại học Quốc lâp Y khoa Tokyo ít nhiều nơi đạo đức nghề y rất được quan tâm. Anh cứ tưởng vị bác sĩ đó sẽ “xin lỗi và thừa nhận” nhưng thay một lời xin lỗi thì anh bác sĩ kia chỉ nói “luật sư sẽ nói chuyện cụ thể hơn với anh”.
Tức trào máu! Anh kể lại. Đơn giản anh muốn bác sĩ đó thừa nhận mình sai, và “xin lỗi”.

Làm trong nghề anh biết bác sĩ không ai hoàn hảo, ai cũng có lúc sai nhưng sai mà không xin lỗi lại biện bạch thì không thể tha thứ.

🌼Thế là vụ kiện bắt đầu!

 Kiện trong y tế mất rất nhiều thời gian có thể từ 3-5 năm mới kết thúc. Khi đi uống với anh mình cũng kể lại câu chuyện năm xưa cho anh nghe. Cá nhân anh và mình nhận định chỉ một thái độ xin lỗi hay thái độ cách đối ứng của bác sĩ và bệnh viện kia chắc chuyện kiện này đã không xảy ra

🌼Việc làm cần thiết để hạn chế bị kiện đến mức tối đa:

🌱Tại Nhật bản số ca kiện tăng theo từng năm hiện nay có tới gần 1000 vụ lớn nhỏ mỗi năm. Luật của Nhật cũng rất chi tiết, phải nói là “chi tiết tới từng ngõ ngách của cuộc sốngười·”.

🌱Tuy nhiên, bệnh viện với chuyên môn và đặc thù và kiện liên quan đến Y tế là rất phức tạp. Các luật sư biện hộ các ca kiện y tế thường có 2 bằng là bác sĩ và luật sư. Vì như thế mới hiểu rõ chuyện môn và đủ trình độ tranh cãi.

🌱Để tránh bị kiện sẽ dễ hiểu vì sao bệnh viện Nhật rất chặt chẽ trong giải thích và giấy tờ liên quan như tình trạng bệnh, phương án điều trị, các loại giấy đồng thuận… đều có bản gốc hay copy với chữ ký của bệnh và đôi khi là cả người nhà bệnh nhân.Một bản gửi bệnh nhân 1 bản lưu lại bệnh án.Bệnh án tối thiểu lưu trữ 5 năm.
Nghe nói khoa sản là dễ bị kiện nhất, đơn giản là dễ biết nhất là bệnh viện đó sử lý đúng hay sai.

🌱Ở Nhật điều dưỡng, bác sĩ sẽ lưu ý khi bệnh nhân hay người nhà là nhân viên y tế và thường cẩn thận hơn có lẽ hiểu là họ rất rành và check chuyên môn của chúng ta đó.

🌱Khi người bệnh nhập viên có rất nhiều mục hỏi thông tin và có cả thông tin về cá nhân người bệnh (chồng, vợ, con cái nghề nghiệp của họ, sống ở đâu …) để dễ dàng hơn khi cần liên lạc. Chúng mình sẽ truyền đạt khi giao ban nếu gia đình có người làm trong nghành y.

🌱Theo mình các vụ kiện cũng cần thiết và hiểu tích cực nó cũng là bản “Khuyến cáo” giúp các bệnh viện nỗ lực hoàn thiện cải tiến nâng cao chất lượng y tế, làm đúng quy định chuyên môn mà bộ y tế hay bệnh viện đó đã đề ra.

🌱Mình chia sẻ thông tin từ kinh nghiệm của bản thân để chúng ta là những nhân viên y tế cùng suy nghĩ, cùng biết cách bảo vệ chính chúng ta. “Một phút lơ là gây ngay sai sót”. Trong đó có cả việc sử dụng điện thoại di động. Thực lòng chắc ai cũng muốn tự do nghe hay dùng di động trong lúc làm việc, nhưng nếu bệnh viện chưa có quy định rõ việc sử dụng điện thoại di động chúng ta cũng nên ý nhị; sử dụng di động để không ảnh hưởng cho công việc nên dùng ở một nơi kín đáo. Nếu các anh chị thấy điều mình nói là “giáo điều” thi mình rất thành thực xin lỗi “đó là bệnh nghề nghiệp, là hậu quả của việc đã học tập và làm việc ở Nhật”.

🌱Lần tới mình xin phép kể tiếp về sai sót y tế của bệnh viện nhật trong phi vụ khám bệnh cho “Người Việt chúng ta” từ Việt Nam qua và cách xử lý của bệnh viện Nhật. Và một số thông tin cụ thể về kiện tụng, bồi thường khi sai sót, chẩn đoán “bỏ sót” với người bệnh tại Nhật.

*Lưu ý: Nếu cảm thấy bài viết hay và bổ ích, các bạn có thể lấy làm tư liệu. Nhưng đề nghị các bạn phải ghi nguồn và chia sẻ link trang WEB cũng như link kênh youtube mà mình đính kèm cuối bài.

☎️Hãy liên hệ với chúng tôi:☎️

💚#こころメディ合同会社💚
💚KOKOROMEDICAL LLC💚
(Kết nối y tế Nhật 🇯🇵🇻🇳Việt)

🏥 : 〒121-0055 Tokyoto Adachiku Kahei 1-1-9
☎️ : 03-5856-1516
🖨 : 03-5856-1516
💌 : kokoromedi@kokoromedi.com
⌨️ : https://www.kokoromedi.com
💻 : https://m.facebook.com/ytekokoromedical/?ref=bookmarks
⌨️ : https://www.youtube.com/watch?v=x7hb8-pTi6Y&t

💓Rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia đa ngành và sự ủng hộ của cộng đồng.💓

🩺👩‍⚕️Lĩnh vực hoạt động KOKORO MEDICAL🩺👩‍⚕️

💓1. Tổ chức các lớp học ngắn và dài hạn cho các cán bộ y tế của 2 nước Việt Nam – Nhật Bản.
💓2. Cung cấp kênh thông tin và các bài học về Y tế Nhật Bản qua kênh youtube
💓3. Kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế.
💓4. Hỗ trợ biên phiên dịch tiếng Nhật-Việt.
💓5. Hỗ trợ người Việt khám và chữa bệnh tại Nhật.

🌼XỬ LÝ KHI SAI SÓT Y TẾ No.1 Hòa giải để tránh kiện tụng🌼

🌼Sai sót trong y tế là điều không thể tránh khỏi:

🌱Mình chia sẻ một chút thông tin về cách đối ứng của bệnh viện Nhật trong các “phi vụ” có thể dẫn tới kiện tụng mà mình trực tiếp có liên quan.

🌱Lần đầu là vụ ở bệnh viện mình từng công tác về một trường hợp người nhà muốn đệ đơn kiện bệnh viện với lý do “phát hiện bất thường muộn đột quỵ khi bệnh nhân nằm viện”. Và chi tiết cụ thể chuyện đối ứng của bệnh viện để giảng hòa tránh kiện tụng.

🌱Chuyện là một bệnh nhân đã trên 80 tuổi nhập viện điều trị nội khoa cho viêm phổi, nằm viện cũng khá lâu. Tình trạng khá hơn và chuẩn bị chuyển về viện dưỡng não thì đột xuất bị đột quỵ. Bệnh nhân cũng có tiền sử đột quỵ, thời điểm nhập viện tình trạng chỉ ngồi xe lăn và ăn uống cũng cần trợ giúp 1 phần. Gia đình bệnh nhân có con trai độc nhất và còn độc thân. So với các bệnh nhân khác thì tần xuất anh tới thăm mẹ nhiều hơn.  Tuần tới 2-3 lần, thường đến buổi tối và ở lại 2 tiếng.

🌱Chuyện bắt đầu ở ca trực đêm của tôi. Trong ca trực bệnh nhân đó vẫn ăn uống bình thường, biểu hiện không có gì thay đổi. Sau ca trực theo lịch mình có 2 ngày nghỉ, và giữa ngày nghỉ thứ 2 thì nhận được điện thoại của viện hỏi về tình hình bệnh nhân trong ca trực hôm đó. Mình chỉ nói là mọi ghi chép có ghi đầy đủ và nói không có gì đặc biệt. Qua điện thoại viện chỉ nói bệnh nhân hiện tại tê liệt tay chân, không nói được nên muốn biết trong ca trực đó có dấu hiệu gì bất thường hay không? Vậy là đã có chuyện đây!

🌼Cách giải quyết ván đề khi gặp phải sai sót:

🌱Ngày hôm sau thì đúng vậy, mình được gọi lên phòng riêng và ban đối ứng bệnh viện giải thích là người nhà đang muốn kiện bệnh viện vì “phát hiện triệu chứng muộn đột quỵ”. Nhìn vào bảng ghi chép tỷ mỉ mình hiểu ngay là bệnh viện đang làm bản tường trình. Hỏi tất cả các nhân viên trong những ngày đó theo khung giờ tiếp xúc với bệnh nhân để biết bệnh nhân đó bất thường từ khi nào, bệnh viện có sai sót, đã làm đúng quy định của việc chăm người bệnh hay không.

🌱Tại Nhật cụ thể như ban ngày tùy tình trạng bệnh nhân mà số lần qua xem tình trạng tối thiểu tiếng 1 lần, ban đêm tối thiểu 2 tiếng 1 lần ghé phòng bệnh nhân xác định “có ổn” hay không. Thăm bệnh buổi đêm yên tĩnh mình không ưa các điều dưỡng đi lại loẹt quẹt hay ồn ào, tai mình rất thính. Chỉ cần nghe tiếng chân là biết đó của bác sĩ nào, điều dưỡng nào nếu họ có phát tiếng động khi đi lại. Ở bệnh viện 100% nhân viên y tế cần đi dày có mũi để bảo vệ đôi chân tránh lỡ kim tiêm rơi xuống. Đặc biệt đế giày có giảm tiếng ồn nhưng buổi đêm yên tĩnh thì mình luôn ý thức và cố gắng rón rén không phát ra tiếng động, nhẹ nhàng mở cửa phòng bệnh để không ảnh hưởng đến giấc ngủ của họ. Bác nào gáy là biết “còn ổn” và không tới sát tận mặt để nhòm kỹ. Thi thoảng cũng có một vài cụ nhẹ nhàng ra đi trong buổi đêm mà trước đó không hề có nhiều biểu hiện khác biệt.

🌱Trở lại câu chuyện bà cụ đột quỵ, ca trực đêm của mình dài 18 tiếng kể cả thời gian ở lại thêm giờ do có những công việc không làm hết trong ca trực. Tính từ phát cơm, giúp bệnh nhân ăn một phần, cho uống thuốc, thay bỉm buổi tối rồi đi tuần buổi đêm, đến bữa sáng ít nhiều mình có gặp tiếp xúc quan sát bệnh nhân đó 8-10 lần. Tất cả có ghi chép cụ thể check list và nhật ký tối và sáng. Vì thế mình không có gì ngại khi bị gọi nên hỏi chi tiết cụ thể. Mình đã làm tròn trách nhiệm của người điều dưỡng. Nên có chăng thì bệnh nhân đó không có bất thường ở ca trực của mình. Chắc chắn không thể kết luận là phát hiện và đối ứng muộn được. Trong đột quỵ có thời gian vàng cho điều trị mà thời gian này được tính từ lúc có dấu hiệu đến khi sử dụng thuốc và hiệu quả điều trị cũng vì thế có thay đổi.

🌱Bệnh viện đã “xử lý” không hề chậm đến mức phải bị kiện. Khi gia đình tỏ ý muốn đệ đơn kiện, bệnh viện làm tờ tường trình với sự tham gia của luật sư riêng của viện. Mời gia đình và luật sư bên đó tới giải thích. Ngoài bản tường trình điều tra hỏi của các nhân viên là toàn bộ bệnh bệnh án bao gồm mọi y lệnh, đơn thuốc và ghi chép trong quá trình nhập viện điều trị. Thời điểm đó bệnh viện còn chưa dùng bệnh án điện tử nên cứ nguyên tập bệnh án là các ghi chép của bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên chăm sóc… Chắc chắn nhìn vào bệnh án cũng đủ biết sự chuyên nghiệp hay không của bệnh viện từ theo dõi dấu hiệu sinh tồn, truyền dịch, xét nghiệm và kết quả đặc biệt là mỗi mục đều có chữ ký rõ ràng. Viện mình cũng là viện như nhiều viện khác chấp nhận công khai bệnh án nếu gia đình có nguyện vọng. Nhưng nếu không có kiện tụng chắc không có bệnh nhân hay người nhà xin sao chép bệnh án cả.

🌱Cuối cùng gia đình bệnh nhân cũng đã hiểu và vụ hòa giải đã thành công. Không có kiện tụng xảy ra. Mình tin chắc họ rút đơn kiện là vì cách đối ứng của viện, sự chỉnh chu, sự dễ hiểu ở ghi chép trong bệnh án điều trị. Bệnh nhân sau bất thường trong ngày đó có chỉ định cho chup CT rồi MRI chắc hẳn không thể nói là phát hiện và điều trị muộn được. Chuyện đã qua, người bệnh thì tai biến cũng đã không trở lại được như trước. Còn bệnh viện theo mình hiểu không muốn ra tòa là vì không muốn mất công sức theo vụ kiện. Khi kiện tụng cho dù thắng hay thua bệnh viện cũng sẽ mất đi rất nhiều công sức, tiền bạc. Đặc biệt thua kiện thì cũng không để lại tiếng tốt gì.

🌱Sai phạm trong y tế là điều không tránh khỏi nhưng người ta sẽ nhìn nhận và đánh giá cách đối ứng sau mỗi sai phạm mà thôi. Một điều nhịn, chín điều lành, nghệ thuật đối sử, nghệ thuật xin lỗi chắc sẽ càng cần truyền thông rộng rãi trong bệnh viện. Việt Nam trong quá trình phát triển, chắc chắn các ca kiện y tế sẽ ngày một tăng. Chúng ta cần bảo vệ chính mình. Ở Nhật bác sĩ và điều dưỡng thường tham gia bảo hiểm nghề nghiệp, chi phí không quá cao nhưng lỡ sai sót thì đã có bảo hiểm “gánh hộ”.

🌼Ở Việt Nam có những vụ đòi kiện như thế này không ạ?

            *Lưu ý: Nếu cảm thấy bài viết hay và bổ ích, các bạn có thể lấy làm tư liệu. Nhưng đề nghị các bạn phải ghi nguồn và chia sẻ link trang WEB cũng như link kênh youtube mà mình đính kèm cuối bài.

☎️Hãy liên hệ với chúng tôi:☎️

💚#こころメディ合同会社💚
💚KOKOROMEDICAL LLC💚
(Kết nối y tế Nhật 🇯🇵🇻🇳Việt)

🏥 : 〒121-0055 Tokyoto Adachiku Kahei 1-1-9
☎️ : 03-5856-1516
🖨 : 03-5856-1516
💌 : kokoromedi@kokoromedi.com
⌨️ : https://www.kokoromedi.com
💻 : https://m.facebook.com/ytekokoromedical/?ref=bookmarks
⌨️ : https://www.youtube.com/watch?v=x7hb8-pTi6Y&t

💓Rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia đa ngành và sự ủng hộ của cộng đồng.💓

🩺👩‍⚕️Lĩnh vực hoạt động KOKORO MEDICAL🩺👩‍⚕️

💓1. Tổ chức các lớp học ngắn và dài hạn cho các cán bộ y tế của 2 nước Việt Nam – Nhật Bản.
💓2. Cung cấp kênh thông tin và các bài học về Y tế Nhật Bản qua kênh youtube
💓3. Kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế.
💓4. Hỗ trợ biên phiên dịch tiếng Nhật-Việt.
💓5. Hỗ trợ người Việt khám và chữa bệnh tại Nhật.

👩‍⚕️QUAN HỆ GIỮA BÁC SĨ VÀ ĐIỀU DƯỠNG TẠI NHẬT👩‍⚕️

Quan hệ đồng nghiệp ở đâu cũng là một mối bận tâm lớn. Đặc biệt, bệnh viện là một môi trường đặc thù liên quan đến khám chữa bệnh, liên quan đến nhiều hoàn cảnhthời điểm khó khăn của người bệnh.

Trong bài viết lần này mình chia sẻ về một chút về quan hệ tại bệnh viện ở Nhật Bản, và một chút kinh nghiệm về việc tạo mối quan hệ tốt với bác sĩ.

🌼Quan hệ làm việc nhóm giữa các điều dưỡng:

🌱Tại Nhật, công tác chăm sóc bệnh nhân là làm việc theo nhóm. Nên việc tạo mối quan hệ tốt thì hiệu quả công việc cũng tốt là hiển nhiên, hẳn không phải đề cập tới. Đặc thù bệnh viện Nhật là không hỏi han đến đời sống cá nhân, tuy nhiên nếu thân thiết hoặc làm lâu thì mọi người cũng ít nhiều biết đến đời tư. Dù vậy, có lẽ không nói nhiều hay thân thiết như ở Việt Nam. Công việc và đời sống cá nhân là rất rạch ròi nên với đồng nghiệp không hợp thì “không bộc bạch” là chuyện thường tình. Nhưng, điều này không hề ảnh hưởng đến chất lượng công việc, có chăng là một chút không khí khi làm việc mà thôi.

🌼Quan hệ giữa bác sỹ và điều dưỡng:

Hồi còn là sinh viên, có chị điều dưỡng sang bệnh viện ở trường mình học tập 1 năm có nói thế này: Điều dưỡng Nhật rất khúm núm với bác sĩ, quan hệ bác sĩ ở trên hẳn so với Việt Nam. Hồi đó chỉ biết vậy, nhưng giờ nhớ lại câu nói đó mình lại thấy không hẳn vậy. Thực ra là “có vẻ” rất khúm núm thì đúng hơn, nhưng đó là một nghệ thuật để “được việc” hay cũng một phần thể hiện văn hóa dè dặt của người Nhật; văn hóa không nói thẳng mà thôi.

🌱Bác sĩ tiếp xúc với bệnh nhân theo tình huống, một ngày có thể phải khám rất nhiều bệnh nhân và công việc rất bận. Chỉ cần biết bệnh nhân đó bệnh gì, đang uống thuốc gì liều lượng ra sao và tiếp tục điều trị như thế nào.

🌱Điều dưỡng thì lại là người ở bên cạnh bệnh nhân; nếu bác sĩ biết bệnh nhân đó uống thuốc gì? Liều lượng ra sao? Điều dưỡng lại có những thông tin ở một khía cạnh khác như: tại sao họ phải uống thuốc đó, uống từ khi nào, bác sĩ nào kê đơn thuốc đó, hay liều lượng thay đổi thế nào, phản ứng phụ thấy ra sao?

🌱Qua đó điều dưỡng có thông tin bổ trợ để cung cấp bác sĩ khi kê đơn giúp bác sĩ chú thích rõ hơn trong đơn:thuốc viên, thuốc bột, có cần gom hết các thuốc vào 1 túi để giúp bệnh nhân uống dễ hơn không…Tóm lại điều dưỡng hiểu bệnh nhân càng nhiều thì càng có nhiều thông tin để cung cấp điều cần thiết bổ trợ bác sĩ.

🌱Điều dưỡng cũng phải học và nắm rõ, cập nhật thông tin về điều trị và về thuốc, đủ kiến thức để tiếp diễn câu chuyện điều trị cho bệnh nhân và biết trong đầu bác sĩ đang nghĩ gì, định nói gì khi khám hay giải thích với người bệnh.

🌼Góp ý kiến khi nhận ra sai sót từ bác sỹ:
(kinh nghiệm từ bản thân)

🌱Góp ý thật khéo khi bác sĩ kê sai đơn. Mình thấy việc này là cả một nghệ thuật, mà mình cũng học được từ anh chị điều dưỡng đi trước trong quá trình làm việc. Ở bệnh viện Nhật có nhiều chương trình huấn luyện cho điều dưỡng như vậy.

Kể lại một lần mình đã góp ý ra sao khi bác sĩ kê sai đơn thuốc.

🌱Đó là lần bệnh nhân chuyển từ viện lớn về để theo dõi và điều trị tiếp tục. Bệnh nhân này chạy thận nhân tạo, có uống warfarin 0.5mg/ngày. Mình đọc bản tóm tắt bệnh án và giấy giới thiệu của bệnh viện trước, làm mọi thủ tục và xét nghiệm theo y lệnh. Như thường lệ bác sĩ viết đơn thuốc và in nhưng nhầm 1 cái là kê Warfarin 2.5mg/ ngày: gấp 5 lần so với liều lượng đang uống.


🌱Mình có nói cho chị điều dưỡng hơn tuổi nhưng chị đắn đo không muốn gọi điện vì anh bác sĩ này nổi tiếng khó tính và hơi khác người. Biết sai mà vẫn chuyển đơn thuốc đến bên bộ phận dược không phải là cách mình muốn làm, dù rằng có thể bên đó cũng có khả năng phát hiện ra, nhưng lỡ họ không phát hiện ra thì bệnh nhân sẽ là người chịu hậu quả…điều đó không thể để sảy ra. Đặc biệt đối với bệnh nhân chạy thận thì lại vô cùng nguy hiểm.


Mình đã gọi điện cho bác sĩ và nói như thế này:
– Bác sĩ vẫn đang khám ạ? Em gọi có tiện không ạ?
– Em định báo cáo chút về bệnh nhân A vừa nhập viện hôm nay, bệnh nhân cũng đã ổn định kết quả xét nghiệm máu cũng đã có, mai sẽ bắt đầu chạy thận ạ.
– Em cũng đang định mang đơn thuốc nhưng thấy có 1 chỗ hơi thắc mắc là liều lượng thuốc Warfarin Bs kê liều lượng nhiều so với viện cũ. Định hỏi anh tình trạng thay đổi hay sao mà tăng đột ngột vậy?
…Một chút im lặng.
– Viện cũ đơn thuốc liều lượng bao nhiêu?
– Theo giấy giới thiệu 0.5mg/ ngày, mà Bs kê 2.5mg/ ngày. INR hôm nay cũng không thay đổi cũng có kết quả vẫn không thay đổi nhiều…1.2.
Anh bác sĩ dừng 1 chút.
– Đơn cũ là 0.5mg/ ngày à? … Vậy là anh nhầm đó, để anh sửa lại.


🌱Qua lần đó anh còn vài lần nhắc cảm ơn, và ít nhiều mối quan hệ cũng gần và thân thiện hơn trước. Từ đấy có việc gì là các chị điều dưỡng khác lại bảo mình nói với anh. Cho đến giờ thi thoảng anh còn rủ tôi đi uống dù chúng tôi không làm việc chung đã 8 năm. Góp ý với bác sĩ là cả một nghệ thuật, mình nghĩ vậy.

🌱Chuyển khoa, chuyển nơi công tác và “Chinh phục” các anh bác sĩ giỏi mà khó tính cũng “hay hay”.

🌱Thời gian sau khi “thăng chức” mình lại thường xuyên đi xin lỗi khi cấp dưới làm sai, giảng hòa các vụ bệnh nhân khó tính, bệnh nhân cãi nhau… chắc sẽ kể ở một dịp khác.

🌼Chia sẻ chút kinh nghiệm của bản thân:

🌱Kinh nghiệm đúc kết của mình về tạo dựng mối quan hệ đồng nghiệp tốt đó là bạn nên nhớ các bước sau khi liên hệ qua điện thoại với bác sĩ:

1. Bác sĩ có đang bận không ạ? em nói chuyện có tiện không?
2. Muốn bác si viết y lệnh hay làm gì thì đừng nói điều đó vội mà hãy. Báo cáo qua bề bệnh nhân đó chẳng hạn như;
Bệnh nhân A đã nhập viện, Bệnh nhân A đã kết thúc thủ thuật, hôm nay có sốt, kết quả xét nghiệm máu có rồi chỉ số … không có gì thay đổi so với hôm qua… Cung cấp cho bác sĩ thông tin Bs quan tâm. Sau đó mới nói nhắc bác sĩ viết “Y LỆNH”.
3. Cảm ơn và nhắn nhủ, bác đã được ăn cơm chưa? bác sĩ tranh thủ nghỉ hay thi thoảng xả hơi hay nói một câu gì đó đại khái như; Anh thật tuyệt vời, được làm việc với anh là một điều em thích nhất. Hoặc thân hơn: em nhớ giọng anh.

🌼Cứ thử xem!

🌱Mình tin là bạn sẽ chinh phục được tất cả các bác sĩ khó tính nhất và hãy nhớ: Các Bác sĩ càng giỏi lại càng “khác người” và có “tật” đấy. Một lời nói đúng lúc, đúng chỗ của điều dưỡng có sức mạnh lớn hơn bạn tưởng. Bản luận văn tốt nghiệp ở trường điều dưỡng của mình là nói về chủ đề “an ủi tinh thần bệnh nhân ung thư”. Khi qua nhật mơ ước của mình là trở thành bác sĩ thế mà duyên sao đó lại làm điều dưỡng. Thời gian đầu đi làm mình đã mơ ước học lên hệ Bs và định bụng làm một thời gian sẽ đi học tiếp nhưng rồi có con và phải đứng với sự lựa chọn giữa công việc và Gia đình mình đã chọn ” tiếp tục” làm điều dưỡng.

🌱Mình tự hào và đã rất yêu công việc này. Tự hào với nghề nghiệp của mình. Bạn thì sao?

🌱Điều dưỡng là lực lượng đông đảo trong bệnh viện, môi trường nữ nhiều. Tạo dựng một mối quan hệ tốt trong đó nhắc đến nhiều là quan hệ bác sĩ-điều dưỡng, điều dưỡng với điều dưỡng. Mỗi quan hệ này giúp ích nhiều, giúp chúng ta bớt căng thẳng và nâng cao hiệu quả điều trị.

🌱Tuy không thiếu những điều dưỡng đưa chuyện hay ngồi lê đôi mách. Nhưng mình phải công nhận rằng do tính chất công việc nên điều dưỡng dẫn dắt câu chuyện, nắm bắt tâm lý người khác, kết nối các bộ phận rất giỏi.

🌱Các bạn điều dưỡng hãy tự hào về điều này và phát huy nhiều hơn nữa nhé!

*Lưu ý: Nếu cảm thấy bài viết hay và bổ ích, các bạn có thể lấy làm tư liệu. Nhưng đề nghị các bạn phải ghi nguồn và chia sẻ link trang WEB cũng như link kênh youtube mà mình đính kèm cuối bài.

☎️Hãy liên hệ với chúng tôi:☎️

💚#こころメディ合同会社💚
💚KOKOROMEDICAL LLC💚
(Kết nối y tế Nhật 🇯🇵🇻🇳Việt)

🏥 : 〒121-0055 Tokyoto Adachiku Kahei 1-1-9
☎️ : 03-5856-1516
🖨 : 03-5856-1516
💌 : kokoromedi@kokoromedi.com
⌨️ : https://www.kokoromedi.com
💻 : https://m.facebook.com/ytekokoromedical/?ref=bookmarks
⌨️ : https://www.youtube.com/watch?v=x7hb8-pTi6Y&t

💓Rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia đa ngành và sự ủng hộ của cộng đồng.💓

🩺👩‍⚕️Lĩnh vực hoạt động KOKORO MEDICAL🩺👩‍⚕️

💓1. Tổ chức các lớp học ngắn và dài hạn cho các cán bộ y tế của 2 nước Việt Nam – Nhật Bản.
💓2. Cung cấp kênh thông tin và các bài học về Y tế Nhật Bản qua kênh youtube
💓3. Kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế.
💓4. Hỗ trợ biên phiên dịch tiếng Nhật-Việt.
💓5. Hỗ trợ người Việt khám và chữa bệnh tại Nhật.

error: Content is protected !!