🌸Chia sẻ kiến thức về TOKUTEI GINO🌸

👩‍🎓 Tọa đàm trực tuyến chia sẻ kiến thức cùng cộng đồng

☘️+ Thế nào là THỰC TẬP SINH KỸ NĂNG và KỸ NĂNG ĐẶC ĐỊNH?

☘️ + Những điều kiện cần và đủ để chuyển đổi tư cách KỸ NĂNG ĐẶC ĐỊNH -TOKUTEI GINO dành cho đối tượng THỰC TẬP SINH KỸ NĂNG hay DU HỌC SINH sinh sống và làm việc tại NHẬT BẢN

☘️+ Sự thay đổi trong năm 2022 về tư cách KỸ NĂNG ĐẶC ĐỊNH

Khách mời tham dự :

👩‍🎓 Chị LÊ HOÀNG MỸ LINH- PGD THUẬN THẢO.

+ Năm 2009 Tốt nghiệp Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, TPHCM

+ Năm 2010 Du học Nhật Ngành Hóa Học, Trường Đại Học KANAZAWA

+ Năm 2012 Làm việc tại Tập Đoàn Mitani- Phiên dịch Kỹ Sư và Thực Tập Sinh, Quản lý và xử lý các hồ sơ gia hạn Visa.

+Đã tham gia nhiều dự án với tổ chức JICA trong dự án về bể chứa 2 lớp phòng tránh rò rỉ với Công ty Tamada Industries, Inc.

+Tham gia phiên dịch khóa học và cấp bằng tamagake(玉掛けcho Thực Tập Sinh và Kỹ sư tại Komatsu, Ishikawa.

+ Năm 2018 -Về Việt Nam và hoạt động trong lĩnh vực nhân lực Việt- Nhật.

👨‍🎓 Ông. UEMURA MINORU

+ Cố vấn Nghiệp Đoàn AUREOLE- VIỆT NAM.+ Thành viên của tổ chức Phi Chính Phủ NPO

+ Kinh nghiệm trong vai trò cung cấp thông tin chuẩn xác cho các Thực Tập sinh Kỹ Năng cũng như Kỹ Năng đặc định

Chủ Trì:👩‍🏫 Chị IIJIMA TIÊN:

+ CEO KOKORO MEDICAL LLC- Kết nối y tế Việt Nam- Nhật Bản.

+ Chuyên gia tư vấn Giảng dạy dịch vụ y tế SETSUGU kiểu Nhật.

+ Chị tốt nghiệp Khoa Đông Phương, Ngành Nhật Bản Học, Trường đại học ngoại ngữ Và Tin Học TP HCM.

Thời Gian Tọa Đàm: 🌸Ngày 11 tháng 12 (Thứ 7) vào lúc 19:00 (Giờ Nhật Bản)   17:00 (Giờ Việt Nam)

Link Tọa đàm trực tuyến:https://fb.watch/9XK9HW96Ur/

🌼日本での 妊娠について気をつけること🌼

🌱仕事や留学のために日本に来るベトナム人の増加にともない、望まない妊娠も増えています。

🌱日本のメディアでは、堕胎にまつわる悲しいニュースも報道されています。🌱その原因は、若者が日本でできる避妊法を知らず、どこに相談すればよいかわからないからです。

🌱Kokoro Medicalは上智大学の田中雅子教授と一緒に、日本での安全な避妊や中絶に関する動画を作成しました。

🌱内容は次にとおりです。

・女性器の役割を知ろう
・生理の周期と妊娠のメカニズム
・いろいろな避妊法とその効果
・日本でも使える避妊法
・日本での中絶に関するルールと費用
・1ケ月分以上、日本に医薬品を持ってくるときの注意点
・相談するときに役立つ日本語の単語
・日本の関連団体の紹介

🌱シェアは歓迎しますが、制作者やYouTubeのリンクを正しく表記してください。

——————————-ENGLISH—————————–

🌼Guide to prevent pregnancy and abortion rules in Japan 🌼

🌱 As you know the number of Vietnamese people who come to Japan to live working and studying on a day increases.

🌱 Accompanying that the problem involving unintended pregnancies, In which there are many cases of abortion or birth, it is very painful to abandon the Japanese media newspaper.

🌱 The above behaviors are because young people do not have knowledge of proper contraception, as well as not knowing the Japanese regulatory information in abortion and consultancy organisation information support and help.

🌱 Therefore, KOKORO MEDICAL in conjunction with TANAKA professors of SOPHIA Japan University made this video to provide accurate information related to preventive & abortion in Japan.

Content of the video:

+ Learn about female genitalia.
+ Explain the period and probability and possibility of pregnancy in a cycle.
+ Measures and its effectiveness in preventing contraception.
+ Contraceptive measures are only available in Japan.
+ Costs and regulations of abortion in Japan.
+ How to bring more than a month of medicine to Japan?
+ Japanese vocabulary related to contraception in Japan.
+ Information channels for advisory support in Japan.

Note: If you feel good and useful article, you can take it as a document. But I recommend that you have to write the source and share the WEB link as well as the youtube channel link that I attached at the end of the post.

☎️ Please contact us: ☎️

💚#こころメディ合同会社💚💚KOKOROMEDICAL LLC💚(Connecting Vietnamese Japanese health)
🏥: 〒 121-0055 Tokyoto Adachiku Kahei 1-1-9
☎️ : 03-5856-1516
🖨 : 03-5856-1516
💌 : kokoromedi@kokoromedi.com
⌨️ : https://www.kokoromedi.com
💻 : https://m.facebook.com/ytekokoromedical/?ref=bookmarks
⌨️ : https://www.youtube.com/watch?v=x7hb8-pTi6Y&thttps://youtu.be/Y82Ns0d6-14https://youtu.be/vh4mYo1O5eE

QUẢN LÝ BÁO CÁO SỰ CỐ TẠI NHẬT – Kỳ III

Kỳ 3: ĐĂNG TẢI BÁO CÁO SỰ CỐ Y KHOA TRÊN TRANG WEB BỆNH VIỆN 

Bài chia sẻ số 44

Báo cáo sự cố y khoa tại Việt Nam

Về báo cáo sự cố ở bệnh viện Việt nam và phân cấp về mức độ cũng có khác đôi chút so với ở Nhật nhưng nhìn chung đều không có nhiều sai lệch.

Ở Việt nam theo thông tư 43-2018 chúng ta có 9 cấp bậc :
Tổn thương nhẹ NC1 (mức độ 1-4)
Tổn thương trung bình NC2 (mức độ 5-6)
Tổn thương nặng (mức 7-9)
Trong đó mức NC1,2 thì là báo cáo tự nguyện,mức nặng hơn là cần báo cáo bắt buộc.

Ngược lại cách suy nghĩ ở Nhật là mong muốn chia sẻ báo cáo các sự cố nhỏ để phòng tránh các sự cố lớn, nghiêm trọng.

Nhưng việc chia sẻ này nếu không có báo cáo thì không thể chia sẻ được. Mình tin chắc bệnh viện hay mỗi cá nhân là nvyt chắc chắn “Ngại, sợ viết báo cáo” nhưng thích được nghe thông tin về sự cố để mong không lặp lại sự số “đã xảy ra ở bệnh viện bạn, khoa khác trong viện” việc này cũng được minh chứng ở Nhật.

Tổ chức JQ – đơn vị đánh giá chất lượng bệnh viện độc lập tại Nhật 2006 bắt đầu chia sẻ báo cáo có gửi thăm dò ý kiến tới các bệnh viện thì có tới gần 2000 bệnh viện  có nguyện vọng muốn được chia sẻ thông tin báo cáo của các bệnh viện.

Đến 2015 có tới gần 6000 bệnh viện có nguyện vọng này, điều đó cho thấy việc “phòng chống sự cố y khoa – an toàn người bệnh là việc sống còn của các bệnh viện tại Nhật”.

Trong buổi tọa đàm trực tuyến mình cũng có nói đến vấn đề này anh chị có thể xem lại video để biết thêm thông tin về vấn đề này. ( phút thứ 50 trở đi )

Cách chia cấp độ của sự cố tại Nhật.

Đối với nvyt thì có lẽ việc viết báo cáo giúp ăn vào máu và hiểu về cấp độ trong phân loại sự cố gồm có 7 cấp độ.

Trong đó 4 cấp độ 0-1,2,3a thì báo cáo dừng ở mức độ khoa khi có sự cố, trên đó thì chắc chắn là lên đến cấp bệnh viện.

Quy trình báo cáo thời gian báo cáo mình sẽ chia sẻ ở bài khác.

Cụ thể về phân cấp độ này dựa trên 2 mục là mức độ ảnh hưởng, thời gian ảnh hưởng tới người bệnh và cụ thể như sau:

  • Mức độ 0: Trường hợp nhận ra rằng có điều gì đó không ổn trước khi tiến hành trên người bệnh.
  • Mức độ 1: Trường hợp đã tiến hành một việc có sai sót nhưng người bệnh không có biến đổi gì.
  • Mức độ 2: Trường hợp sự cố đó gây ra những biến đổi trên người bệnh, cần phải theo dõi tạm thời hay tiến hành những xét nghiệm để xác nhận an toàn nhưng không cần điều trị.
  • Mức độ 3a: Trường hợp vì sự cố đó mà cần phải điều trị một thời gian cần làm thêm thêm xét nghiệm, kiểm tra …
  • Mức độ 3b: Trường hợp vì sự cố đó mà cần phải điều trị mang tính liên tục.
  • Mức độ 4a: Trường hợp sư cố cần phải điều trị liên tục trong một thời gian dài, để lại di chứng nhưng không kèm theo thay đổi về hình dạng bề ngoài
  • Mức độ 4b: Trường hợp hậu quả sư cố cần phải điều trị liên tục trong một thời gian dài, để lại di chứng kèm theo thay đổi về hình dạng bề ngoài
  • Mức độ 5: Trường hợp tử vong

Mức độ này đã được chuẩn hóa trên toàn quốc nên khi nói báo cáo nvyt hay chỉ nói có bao nhiêu sự cố và ở cấp độ nào là đủ hiểu. Nhắc đến sau 3b là đã rất to rồi…nặng hơn nữa dễ liên quan kiện tụng, hòa giải.

Anh chị nghĩ sao về cách chia mức độ ở Nhật có khó hiểu không ạ?

ĐĂNG TẢI BÁO CÁO SỰ CỐ Y KHOA TRÊN TRANG WEB BỆNH VIỆN 

  • Theo mình vấn đề về sự cố y khoa liên quan trực tiếp đến cuộc sống và đôi khi đe dọa mức dộ hành nghề của chính chúng ta.Một bệnh viện được đánh giá dựa trên cả việc quản lý rủi ro, an toàn người bệnh dựa trên số ca báo cáo sự cố minh bạch. Trước là trong cộng đồng bệnh viện thì nay là đối với cả người bệnh. Chúng ta công khai minh bạch về vấn đề này tới mức nào giúp người bệnh có dữ liệu đánh giá và lực chọn tới thăm khám làm khách hàng trung thành của bệnh viện hay không.
  • Tại bệnh viện Thành phố ATSUGI mỗi năm có hơn 1000 ca sự cố được báo cáo, cấp độ 0 cũng hơn 300 sự cố may mắn thay trong suốt nhiều năm không có sự cố gây tử vong. Với quy mô bệnh viện chưa đến 400 giường mà thực tế số ca báo cáo đã nhiều vậy thử hỏi khi bệnh viện nói “không có sự cố” thì chắc chắn nên đặt dấu chấm hỏi phải không ạ!
  • Công khai về sự cố bệnh viện cũng giải thích rất rõ ràng là công bố các kết quả tổng hợp nhằm mục đích tăng tính minh bạch của hoạt động chăm sóc y tế, xây dựng mối quan hệ tin cậy với người dân và ngăn ngừa các sự cố y khoa tiếp theo.

Suy ngẫm

  • Ở VN đã có bệnh viện nào đăng tải số ca sự cố y khoa nên trang WEB của bệnh viện hay không. Tại Nhật thì đã có những bệnh viện tiến hành từ 2014. Điều này giúp tăng thêm uy tín của bệnh viện, giúp nhân viên ý thức hơn trong thực hành thăm khám, chăm sóc, điều trị an toàn đối với người bệnh. Khi hệ thông báo cáo sự cố y khoa được kích hoạt chúng ta có cơ hội làm việc ở môi trường an toàn và khi đó lỗi cá nhân được thay thế bằng lỗi của hệ thống, lỗi của tập thể. Lỡ không may sai sót chính chúng ta sẽ là người được bảo vệ, đôi khi là bảo vệ “trước quan tòa” .
  • Mỗi nước có thời kỳ phát triển y tế khác nhau, nhưng đóng góp mạnh mẽ trong sự phát triển đó chính là các nhân viên y tế chúng ta. Bên cạnh việc nâng cao chuyên môn thì ý thức và tham gia vào công cuộc cải tiến vì an toàn của người bệnh là giúp chính chúng ta được hành nghề ngày một an tâm hơn.

Rất mong nhiều anh em nvyt quan tâm đến vấn đề này.

Rất mong chính anh em nvyt đề nghị với khoa phòng, bệnh viện thực thi hiệu quả.

Rất mong CHIR- Trung tâm quản lý chất lượng y tế sớm thực hiện được “chuẩn hóa cách báo cáo nhanh gọn, mẫu báo cáo chuẩn…ít ra thông nhất được ở những bv CHIR đã hỗ trợ. Giúp sớm có báo cáo chia sẻ như tổ chức JQ đã làm tại Nhật.

Rất mong tiếp tục cảm hứng viết bài để chia sẻ tiếp tục tới anh em.

Note: If you feel good and useful article, you can take it as a document. But I recommend that you have to write the source and share the WEB link as well as the youtube channel link that I attached at the end of the post.

Lưu ý: Nếu cảm thấy bài viết hay và bổ ích, các bạn có thể lấy làm tư liệu. Nhưng đề nghị các bạn phải ghi nguồn và chia sẻ link trang WEB cũng như link kênh youtube mà mình đính kèm cuối bài.

☎️Hãy liên hệ với chúng tôi:☎️

💚#こころメディ合同会社💚
💚KOKOROMEDICAL LLC💚
(Kết nối y tế Nhật Việt)

🏥 : 〒121-0055 Tokyoto Adachiku Kahei 1-1-9
☎️ : 03-5856-1516
🖨 : 03-5856-1516
💌 : kokoromedi@kokoromedi.com
⌨️ : https://www.kokoromedi.com
💻 : https://m.facebook.com/ytekokoromedical/?ref=bookmarks
⌨️ : https://www.youtube.com/watch?v=x7hb8-pTi6Y&t

💓Rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia đa ngành và sự ủng hộ của cộng đồng.💓

🩺Lĩnh vực hoạt động KOKORO MEDICAL

💓1. Tổ chức các lớp học ngắn và dài hạn cho các cán bộ y tế của 2 nước Việt Nam – Nhật Bản.
💓2. Cung cấp kênh thông tin và các bài học về Y tế Nhật Bản qua kênh youtube
💓3. Kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế.
💓4. Hỗ trợ biên phiên dịch tiếng Nhật-Việt.
💓5. Hỗ trợ người Việt khám và chữa bệnh tại Nhật.

QUẢN LÝ BÁO CÁO SỰ CỐ TẠI NHẬT

Kỳ 1: 3 VỤ KIỆN – Cột mốc lịch sử “KHỞI ĐỘNG” vì an toàn người bệnh

Bài chia sẻ số 41

Quản lý báo cáo sự cố tại các bệnh viện đã đi vào thành nề nếp và ăn sâu vào trong tư tưởng của NVYT. Nhưng Nhật liệu đã cos bề dày lịch sử không?

Cột mốc lịch sử để khởi động phong trào báo cáo sự cố rủi ro tại Nhật.

Rất nhiều bài học cho nvyt được soạn thảo về chủ đề này như 1 kiến thức cơ bản nhất và sự kiện liên quan được coi như cột mốc làm gương là 3 sự kiện nghiêm trọng khiến “CẢNH SÁT” “TRUYỀN THÔNG” vào cuộc và soi ngành y. Vụ việc từ 1999 – 2000 nhờ cột mốc này ngành y đã vào cuộc, sau nhiều cố gắng để có được một quy trình phòng chống cự cố, báo cáo sự cố và xử lý sự cố bài bản và nvyt hành nghề yên tâm hơn.

Vụ thứ nhất: mổ nhầm bệnh nhân.

Tháng 1 năm 1999 tại bệnh viện trường đại học y khoa Yokohama

Nhầm bệnh nhân mổ phổi và tim dẫn đến phẫu thuật nhầm cả 2 và đến phút cuối chưa phát hiện. Bệnh nhân A 74 tuổi mổ cần mổ tim, bệnh nhân B 64 tuổi cần mổ phổi thì đã mổ nhầm cho cả hai cắt đi phần lành và và phần cần điều trị thì k được thực hiện. Thêm vào nữa máu của bệnh nhân A đã tích từ trước đã được truyền cho bệnh nhân B trong khi phẫu thuật.

Liên quan đến sự cố này có vô và những nghi vấn mà từ bác sĩ gây mê, bác sĩ mổ đã cảm nhận được về chuyên môn như chức năng tim lúc mổ nhẹ hơn, khối u ở phổi và nhiều tình thắc mắc về đặc trưng của bệnh nhân như có răng giả, màu tóc … nhưng cuối cùng cho đến khi phẫu thuật kết thúc chưa được phát hiện.

Kết quả e kíp: 2 bác sĩ phẫu thuật, 2 bác sĩ gây mê, và điều dưỡng đã bị tòa án sử mà đặc biệt điều dưỡng phòng mổ đã bị phạt tù và 5 người còn lại bị phạt tiền.

Vụ án này truyền thông đưa tin 1 thời gian khá dài, đặt dấu nghi vấn về quy trình cần có các lỗ hổng trong bảng kiểm và vô vàn thứ khác.

Vụ thứ hai: Tiêm nhầm thuốc Chlorhexidine Gluconate Solution vào tĩnh mạch gây tử vong.

Tháng 2 năm 1999 tại bệnh viện công lập Hiro Tokyo, sau kết thúc truyền kháng sinh điều dưỡng thay vì tiêm thuốc Heparin để chống đông dịch dây truyền đã tiêm nhâm thuốc khử trùng dùng để xử lý khử trùng vết thương Chlorhexidine Gluconate Solution bệnh nhân khó thở, tê tay. Thời điểm nhầm thuốc thì dung dịch khử khuẩn vẫn đọng lại ở dây truyền dịch và chỉ khoảng 1ml đã vào mạch máu, nhưng do bệnh nhân báo cáo triệu chứng bất thường và nhận y lệnh bác sĩ đã cho truyền dịch vô tình tiêm nốt 8-9ml dung dịch khử khuẩn vào mạch máu và tử vong ngay sau đó.

Ngay trong ngày phía bệnh viện đã phần nào phát hiện ra nguyên nhân tiêm nhầm nhưng giải thích không kịp thời, không rõ ràng và không minh bạch với gia đình, chậm chễ báo với phía cảnh sát về sự cố y khoa, viết giấy chứng tử về thời gian và nguyên nhân tử vong cũng không đồng nhất ở các loại giấy tờ, chậm trễ trong liên lạc nội bộ, sử lý sau khi tử vong, chậm trễ liên hệ với cảnh sát là nhiều điểm truyền thông đưa tin.

Kết quả thì phía Viện đã phải bồi thường hơn 12 tỷ đồng, 2 điều dưỡng cũng bị phạt tù và bệnh viện trên toàn quốc qua đó đã rút ra rất nhiều bài học về xử lý sau sự cố.

Vụ thứ 3: Sử dụng nhầm dung dịch ethanol thay cho nước cất cho máy làm ẩm của máy thở gây tử vong.

Tháng 2 năm 2000 tại bệnh viện trực thuộc đại học y khoa Kyoto, sử dụng nhầm ethanol thay cho nước cất và kéo dài 53 tiếng với 1100 ml ethanol thì mới phát hiện và bệnh nhân đã tử vong.

Phía bệnh viện đã rõ nguyên nhân gây tử vong nhưng trên giấy chứng tử nguyên nhân mất không ghi rõ và chậm việc tới gia đình giải thích vụ việc. Đây cũng là một vụ phía bệnh viện ngay từ phút đầu đã không minh bạch về sự cố và giới truyền thông đã đưa tin.

Kết quả: Ngoài phạt tiền cũng đã sử phạt tù với các điều dưỡng trực tiếp gây nên sự cố.

Qua các vụ án trên được truyền thông biết tới, trong ngành nhắc đến nhiều để giáo dục nhân viên y tế hiểu như là mốc lịch sử để mở ra một trang mới về kích hoạt hệ thống báo cáo, xử lý sự cố bài bản quy chuẩn hơn. Nhìn nhận lại lỗ hổng trong quy trình sử lý của chính BV mình, xử lý sự cố đã phù hợp chưa, điều cải tiến hệ thống quy trình. Đặc biệt chuyển đổi lỗi từ quy chuẩn lỗi cá nhân sang lỗi hệ thống, lỗi của tổ chức, cũng tạo nên phong trào triển khai giúp an toàn cho người bệnh.

Ở vụ thứ 2: Buổi sáng bn tử vong nhưng phải đến chiều tối mới liên hệ được với viện trưởng hay các thành viên trong ban phòng chống sự cố. Điều đó cho thấy giải quyết vấn đề sẽ chậm và không đồng nhất. Hoặc cách sử lý gây thêm bất mãn cho gia đình ví dụ như ngay sau khi mất điều dưỡng gói ghém hết tư trang người bệnh và mang tới nhà tang lễ trả gia đình ngay lập tức cũng bị đặt dấu hỏi vì thông thường ở Nhật phí bệnh viện sẽ hỏi gia đình có nguyện vọng gì với hành lý của người đã mất chứ không hành xử như vậy.

Nhật bản tạm xem trong vấn đề QUẢN LÝ RỦI RO AN TOÀN NGƯỜI BỆNH thực hành trước chúng ta khoảng 20 năm, sẽ còn nhiều thứ để học được từ cách xây dựng và từ các bài học thực tế. Rất mong sẽ có thể tổng kết để chia sẻ tới anh em để có bài học cho chính chúng ta.

Mình biết CHIR đã đi qua nhiều bệnh viện để thực hiện thuyết phục anh em hiểu việc triển khai, báo cáo, xây dựng hệ thống báo cáo sự cố. Mình cảm kích và ủng hộ. Chắc chắn đến lúc nào đó khi hệ thống được hoàn thiện thì trách nhiệm cá nhân sẽ được giảm bớt, nvyt được làm việc dưới hệ thống an toàn và yên tâm để hành nghề.

Hiện tại Nhật đã chuẩn hóa về quy trình sử lý theo cấp độ bênh viện, chuẩn hóa giấy tờ báo cáo, form mẫu báo cáo, chia cấp bậc sự cố bài bản và mừng nhất là các ca nghiêm trọng đã giảm. Mình mong một ngày các bệnh viện CHIR đi qua sẽ cũng chia sẻ chuẩn hóa quy trình báo các để mọi người cập nhập được thông tin và không lặp lại sai sót đã xảy ra ở bệnh viện bạn. Điều mà các bv Nhật đang chia sẻ cho nhau rất hiệu quả.

Trong các bài tiếp theo mình sẽ chia sẻ thêm về các thông tin khác trong quy trình này. Có dấu mốc nào làm nên phòng trào để các bv ở VN triển khai hiệu quả?

Note: If you feel good and useful article, you can take it as a document. But I recommend that you have to write the source and share the WEB link as well as the youtube channel link that I attached at the end of the post.

Lưu ý: Nếu cảm thấy bài viết hay và bổ ích, các bạn có thể lấy làm tư liệu. Nhưng đề nghị các bạn phải ghi nguồn và chia sẻ link trang WEB cũng như link kênh youtube mà mình đính kèm cuối bài.

☎️Hãy liên hệ với chúng tôi:☎️

💚#こころメディ合同会社💚
💚KOKOROMEDICAL LLC💚
(Kết nối y tế Nhật Việt)

🏥 : 〒121-0055 Tokyoto Adachiku Kahei 1-1-9
☎️ : 03-5856-1516
🖨 : 03-5856-1516
💌 : kokoromedi@kokoromedi.com
⌨️ : https://www.kokoromedi.com
💻 : https://m.facebook.com/ytekokoromedical/?ref=bookmarks
⌨️ : https://www.youtube.com/watch?v=x7hb8-pTi6Y&t

💓Rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia đa ngành và sự ủng hộ của cộng đồng.💓

🩺Lĩnh vực hoạt động KOKORO MEDICAL

💓1. Tổ chức các lớp học ngắn và dài hạn cho các cán bộ y tế của 2 nước Việt Nam – Nhật Bản.
💓2. Cung cấp kênh thông tin và các bài học về Y tế Nhật Bản qua kênh youtube
💓3. Kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế.
💓4. Hỗ trợ biên phiên dịch tiếng Nhật-Việt.
💓5. Hỗ trợ người Việt khám và chữa bệnh tại Nhật.

🌼Hướng dẫn ngừa thai và các qui định phá thai tại Nhật Bản🌼

🌱Như các bạn biết số lượng Người Việt Nam đến Nhật để sinh sống làm việc và học tập ngày một tăng cao.

🌱Kèm theo đó vấn đề liên quan đến việc mang thai ngoài ý muốn, Trong đó phải kể đến có rất nhiều trường hợp tự ý phá thai hay sinh xong thì bỏ được báo giới truyền thông của Nhật đưa tin rất đau lòng.

🌱Những hành vi kể trên là do các bạn trẻ chưa có kiến thức về phòng tránh thai đúng cách, cũng như chưa biết rõ về các thông tin quy định của Nhật trong việc nạo phá thai và các thông tin tổ chức tư vấn hỗ trợ và giúp đỡ.

🌱Vì thế , KOKORO MEDICAL kết hợp với Giáo sư TANAKA MASAKO trường Đại học SOPHIA Nhật Bản thực hiện video này để cung cấp thông tin chính xác liên quan đến viêc phòng tránh & nạo phá thai tại Nhật Bản.

🌱Nội dung của video:

+ Tìm hiểu sơ lượt về cơ quan sinh dục nữ.

+ Giải thích về chu kì kinh và xác suất và khả năng mang thai trong một chu kì.

+ Biện pháp và hiệu quả của nó trong việc phòng tránh thai .+ Các biện pháp tránh thai chỉ có tại Nhật.

+ Chi phí và các quy định của việc phá thai ở Nhật .

+ Làm thế nào để mang hơn một tháng thuốc vào Nhật bản?

+ Từ vựng tiếng Nhật liên quan đến việc phòng tránh thai tại Nhật.

+ Các kênh thông tin hỗ trợ tư vấn tại Nhật.

Lưu ý: Nếu cảm thấy bài viết hay và bổ ích, các bạn có thể lấy làm tư liệu. Nhưng đề nghị các bạn phải ghi nguồn và chia sẻ link trang WEB cũng như link kênh youtube mà mình đính kèm cuối bài.

————–日本語版—————–

🌼日本での安全な避妊と中絶のルール】🌼🌱

🌱 日本のメディアでは、堕胎にまつわる悲しいニュースも報道されています。

🌱 その原因は、若者が日本でできる避妊法を知らず、どこに相談すればよいかわからないからです。

🌱 Kokoro Medicalは上智大学の田中雅子教授と一緒に、日本での安全な避妊や中絶に関する動画を作成しました。

🌱 内容は次にとおりです。

・女性器の役割を知ろう

・生理の周期と妊娠のメカニズム

・いろいろな避妊法とその効果

・日本でも使える避妊法

・日本での中絶に関するルールと費用

・1ケ月分以上、日本に医薬品を持ってくるときの注意点・相談するときに役立つ日本語の単語

・日本の関連団体の紹介

🌱 シェアは歓迎しますが、制作者やYouTubeのリンクを正しく表記してください。

——————————-ENGLISH—————————–

🌼Guide to prevent pregnancy and abortion rules in Japan 🌼

🌱 As you know the number of Vietnamese people who come to Japan to live working and studying on a day increases.

🌱 Accompanying that the problem involving unintended pregnancies, In which there are many cases of abortion or birth, it is very painful to abandon the Japanese media newspaper.

🌱 The above behaviors are because young people do not have knowledge of proper contraception, as well as not knowing the Japanese regulatory information in abortion and consultancy organisation information support and help.

🌱 Therefore, KOKORO MEDICAL in conjunction with TANAKA MASAKO professors of SOPHIA Japan University made this video to provide accurate information related to preventive & abortion in Japan.

Content of the video:

+ Learn about female genitalia.

+ Explain the period and probability and possibility of pregnancy in a cycle.

+ Measures and its effectiveness in preventing contraception.

+ Contraceptive measures are only available in Japan.

+ Costs and regulations of abortion in Japan.

+ How to bring more than a month of medicine to Japan?

+ Japanese vocabulary related to contraception in Japan.

+ Information channels for advisory support in Japan.

Note: If you feel good and useful article, you can take it as a document. But I recommend that you have to write the source and share the WEB link as well as the youtube channel link that I attached at the end of the post.

Lưu ý: Nếu cảm thấy bài viết hay và bổ ích, các bạn có thể lấy làm tư liệu. Nhưng đề nghị các bạn phải ghi nguồn và chia sẻ link trang WEB cũng như link kênh youtube mà mình đính kèm cuối bài.

☎️Hãy liên hệ với chúng tôi:☎️

💚#こころメディ合同会社💚
💚KOKOROMEDICAL LLC💚
(Kết nối y tế Nhật Việt)

🏥 : 〒121-0055 Tokyoto Adachiku Kahei 1-1-9
☎️ : 03-5856-1516
🖨 : 03-5856-1516
💌 : kokoromedi@kokoromedi.com
⌨️ : https://www.kokoromedi.com
💻 : https://m.facebook.com/ytekokoromedical/?ref=bookmarks
⌨️ : https://www.youtube.com/watch?v=x7hb8-pTi6Y&t

💓Rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia đa ngành và sự ủng hộ của cộng đồng.💓

🩺Lĩnh vực hoạt động KOKORO MEDICAL

💓1. Tổ chức các lớp học ngắn và dài hạn cho các cán bộ y tế của 2 nước Việt Nam – Nhật Bản.
💓2. Cung cấp kênh thông tin và các bài học về Y tế Nhật Bản qua kênh youtube
💓3. Kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế.
💓4. Hỗ trợ biên phiên dịch tiếng Nhật-Việt.
💓5. Hỗ trợ người Việt khám và chữa bệnh tại Nhật.

🌸THƯ NGỎ🌸V/v kêu gọi quyên góp ủng hộ hỗ trợ cho em Mai Thị Thùy về Việt Nam.

🌼Kính gửi : Các tổ chức hội đoàn, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân và toàn thể cộng đồng người Việt tại Nhật.

🌱Lời đầu tiên thay mặt cho gia đình em Mai Thị Thùy, Chúng tôi – Công ty Kokoro Medical LLC xin chân thành gửi đến tất cả cộng đồng người Việt tại Nhật, các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm lời chào, lời chúc sức khỏe và thành công nhân dịp năm mới.

🌱Có một đóa hoa không bao giờ tàn, có một hương hoa không bao giờ phai, đó là “ Hoa tình thương”. Người Việt Nam ta cũng có câu “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương” – “ Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Chính vì vậy, Kokoro Medical LLC rất mong nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ của cộng đồng người Việt tại Nhật, các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm tới gia đình em Mai Thị Thùy.

🌱Thùy tới Nhật học tập từ 2016 và em chính thức làm phiên dịch viên tại công ty Nhật vào tháng 04 năm 2020.

🌱Ngày 10 tháng 9 năm 2020 khoảng 2 giờ sáng bạn cùng phòng thấy Thùy có đau đầu, buồn nôn, khó thở và phát hiện ra suy giảm ý thức, chân tay tê liệt. Bạn đã gọi xe cấp cứu và em được đưa tới bệnh viện gần nhà. Tại viện đã thực hiện cấp cứu và xác định có khối máu tụ em lập tức được tiến hành phẫu thuật cấp cứu mở hộp sọ lấy khối máu tụ.

🌱Không may mắn, sau phẫu thuật em Thùy không hồi phục như mong đợi. Sau 4 tháng điều trị em đang ở trong trạng thái sống thực vật, nuôi ăn qua ống thông và hoàn toàn không còn ý thức phải chăm sóc toàn diện. Mẹ của Thùy đã qua Nhật để chăm sóc, mong muốn khi tình trạng ổn định thì mong muốn đưa em về nước.

🌱Mặt khác, do đại dịch COVID cản trở việc nhập cảnh và hỗ trợ quốc tế, đặc biệt hơn cho các trường hợp cần nhân viên y tế đi cùng. Khi đưa về cả bác sĩ phụ trách và gia đình cũng nhận định việc đưa em về thời điểm này kèm theo rủi do nhưng đây cũng là cơ hội để đưa em về được Việt Nam.

🌱Ngày 23 tháng 12 năm 2020, Kokoro Medical LLC đã nhận được yêu cầu cứu trợ từ phía gia đình em Thùy về việc hỗ trợ đưa em Thùy về nước. Với tư cách là công ty kết nối dịch vụ y tế Việt Nhật -Chúng tôi rất sẵn lòng đứng ra làm đơn vị tổ chức và điều phối cho sứ mệnh này.

🌱Đại Sứ Quán Việt Nam tại Nhật đã tạo điều kiện hỗ trợ cho Thùy về nước và Bệnh Viện Quân Y 175 tại Tp Hồ Chí Minh đã đồng ý tiếp nhận cách ly điều trị. Ngoài ra, Hãng hàng không Nhật Bản ANA đã chấp thuận hỗ trợ vận chuyển để em có thể về kịp theo chuyến bay theo dự kiến ngày 10/01/2021.🌱Tuy nhiên, Do dịch COVID nên mọi chi phí vận chuyển để Thùy và mẹ về Việt Nam rất tốn kém nhất là trong hoàn cành Thùy đang sống thực vật nên việc vận chuyển khó khắn gấp nhiều lần.

🌱Hiện tại, gia đình em Thùy đang rất cần sự giúp đỡ và chung tay của cộng đồng người Việt tại Nhật, các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm để có thể đưa về Việt Nam tiếp tục điều trị và chăm sóc hồi phục chức năng cho em để hy vọng có cơ hội hồi phục.

🌱Chi phí dự kiến để đưa em Thùy, mẹ và 01 chuyên gia y tế người Nhật đi kèm khoảng 2.413.150 Yên ( tương đương với 530.893.000 đồng).

🌼Mọi đóng góp và ủng hộ xin gửi vào 1 trong 3 tài khoản sau:

1. Tài khoản ngân hàng Nhật

Tên Ngân Hàng : NGÂN HÀNG UFJ Chi nhánh : OOKUBO
Số tài khoản : 0247144Loại tài khoản :
ThườngTên tài khoản : MAI THI THUY
三菱UFJ銀行 
大久保支店
普通 0247144
口座名義 マイ ティ トゥイ

2. Tài khoản Ngân hàng YUCHO tại Nhật

Chi nhánh: HIGASHI AYASE
Số tài khoản: 10190-99466991
Tên chủ tài khoản: ファム キェム サック (Anh họ em Thùy)

3. Tài Khoản ngân hàng tại Việt NamNgân hàng AGRIBANK

Chi Nhánh: Yên khánh Ninh Bình
Số tài khoản: 3306205108923
Tên tài khoản: NGUYEN THỊ LANH (mẹ đẻ em Thùy)

🌼Chúng tôi cam kết mọi nguồn lực huy động sẽ được sử dụng đúng vào mục đích cũng như tuân thủ nguyên tắc công khai tài chính. Việc ủng hộ của cộng đồng người Việt tại Nhật, các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm sẽ được chúng tôi thay mặt gia đình ghi nhận trong các bảng tổng kết báo cáo và cập nhật trên website https://www.kokoromedi.com cũng như các trang mạng, diễn đàn trên hệ thống mạng xã hội.

🌼Chúng tôi xin chân thành cám ơn cộng đồng người Việt tại Nhật, các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm đã quan tâm, đồng hành cùng chúng tôi. Chúng tôi tin rằng, với sự ủng hộ, chung tay góp sức của quý vị cùng toàn thể cộng đồng, em Thùy sẽ được trở về quê hương an toàn.

Trân trọng!

CÔNG TY KOKORO MEDICAL LLC
GIÁM ĐỐC
IIJIMA TIEN

✨🌱 NGÀY TRỞ VỀ🌱✨

🌼 Khuya hôm qua 22:23 ( 20/12/2020)chuyến bay VN5301 cứu trợ của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã hạ cánh an toàn.

🌱 Chuyến bay đã mang trên mình một sứ mệnh thiên liêng đó là đưa đồng bào Việt Nam , những người con đã bao ngày đợi trông về với quê hương mình.

🌼 Và đặc biệt hơn trong chuyến bay này có chuyển chở 1 hành khách đặc biệt là bạn LÊ HỒNG NHI.

🌱 Sau bao ngày trông ngóng, lo lắng, khát khao và mong ước được về với mái ấm gia đình để được gặp và sống bên ba mẹ những ngày tươi đẹp của cuộc đời.

🌼 Sau một quá trình điều trị dài ngày tại Nhật Bản.Những tưởng ước mơ cuối cùng đó của Nhi khó có cơ hội thành hiện thực..nhưng hôm nay, điều ước đó của LÊ HÔNG NHI đã trở thành hiện trực.

❤️✨ Chúng tôi , KOKORO MEDICAL Kokoro Medical Kết nối y tế Việt Nam – Nhật Bản xin thay mặt gia đình em LÊ HỒNG NHI xin được gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến các đơn vị và cơ quan chức năng đã tạo điều kiện và phối hợp nhịp nhàng giúp chúng tôi hoàn thành được sứ mệnh thiên liêng và nhân đạo này:

– Đại Sứ Quán Việt Nam tại Nhật Bản.

– Bệnh Viện Quân Y 175 – TP . HO CHI MINH Bệnh viện Quân y 175

– Bệnh Viên Jichi Medical University Hospital- Trường Tiếng Nhật DBC tại Nhật Bản Dbc Truong

– Hãng Hàng Không Quốc Gia Vietnam Airlines

– Cảng Hàng Không Quốc Tế Tân Sơn Nhất

– Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật Hồ Chí Minh (HCDC)

❤️✨ Ngoài ra, Chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới các đơn vị và hiệp hội và các tổ chức cá nhân khác sau:

– Hiệp hội Người Việt Nam tại Nhật Bản ( VAIJ)一般社団法人 在日ベトナム人協会 (Pháp nhân)Hội người Việt Nam tại Nhật Bản

– Hiệp hội Thanh Nien Sinh viên Việt Nam (Vysa) Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản – VYSA

– Đài truyền hình Việt nam VTV4 lưu trú tại Nhật Bản

– Các mạnh thương quân đã ủng hộ cá nhân Nhi cũng như gia đình.

🌼 Con số chính xác về số tiền quyên góp đến hết ngày ngày mai 21/12/2020 , chúng tôi sẽ công bố chính thức trên fanpage này.

🌱 Theo báo cáo từ Bệnh Viện Quân y 175 đầu cầu Hồ Chí Minh và chuyên gia y tế đi kèm cập nhật tình hình sức khỏe của Nhi, thì em ấy tình trạng ổn định.

🌼 Nếu có các thông tin khác và diễn biến mới chúng tôi sẽ cập nhập chia sẻ.

Trân trọng và Xin chân thành cảm ơn.

Lưu ý: Nếu cảm thấy bài viết hay và bổ ích, các bạn có thể lấy làm tư liệu. Nhưng đề nghị các bạn phải ghi nguồn và chia sẻ link trang WEB cũng như link kênh youtube mà mình đính kèm cuối bài.

☎️Hãy liên hệ với chúng tôi:☎️

💚#こころメディ合同会社💚
💚KOKOROMEDICAL LLC💚
(Kết nối y tế Nhật Việt)

🏥 : 〒121-0055 Tokyoto Adachiku Kahei 1-1-9
☎️ : 03-5856-1516
🖨 : 03-5856-1516
💌 : kokoromedi@kokoromedi.com
⌨️ : https://www.kokoromedi.com
💻 : https://m.facebook.com/ytekokoromedical/?ref=bookmarks
⌨️ : https://www.youtube.com/watch?v=x7hb8-pTi6Y&t

💓Rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia đa ngành và sự ủng hộ của cộng đồng.💓

🩺Lĩnh vực hoạt động KOKORO MEDICAL

💓1. Tổ chức các lớp học ngắn và dài hạn cho các cán bộ y tế của 2 nước Việt Nam – Nhật Bản.
💓2. Cung cấp kênh thông tin và các bài học về Y tế Nhật Bản qua kênh youtube
💓3. Kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế.
💓4. Hỗ trợ biên phiên dịch tiếng Nhật-Việt.
💓5. Hỗ trợ người Việt khám và chữa bệnh tại Nhật.

🌼TÍCH TRỮ YÊU THƯƠNG 🌼

🌼Công ty kết nối y tế Việt Nam – Nhật Bản KOKORO MEDICAL xin gửi thư kêu gọi quyên góp tiền để giúp đỡ trường hợp gặp khó khăn như sau:

🌱 Em Lê Hồng Nhi, năm nay 21 tuổi, học tại trường nhật ngữ – Khóa 4/2018-3/2020. Không may em mắc phải căn bệnh ung thư máu gọi là bệnh bạch cầu tăng lympho bào cấp tính (ALL) và hiện đang nhập viện ở Bệnh viện Nhật Bản.

🌼 Tuy nhiên sau quá trình điều trị, em đã bị kháng thuốc và hiện bác sĩ cũng đang cố gắng duy trì hỗ trợ để Nhi có thể về Việt Nam.

🌱Hiện tại cứ khoảng 10-14 ngày em phải truyền máu 1 lần, vẫn sốt 38-40 độ tình trạng rất nguy kịch.

🌱 Do tiên lượng không khả quan nên gia đình muốn được đưa em về đoàn tụ với gia đình những ngày cuối đời.

🌼Theo yêu cầu của Bệnh Viện và sự ủy thác người nhà em Nhi, thì em sẽ rời Nhật Bản với sự hỗ trợ của chúng tôi KOKORO MEDICAL LLC kết hợp cùng đơn vị vận chuyển người bệnh quốc tế để thực hiện việc trung chuyển này.

🌱Dịch COVID-19 đang cản trở việc nhập cảnh và hỗ trợ quốc tế. Thay mặt gia đình, Chúng tôi KOKORO MEDICAL và Đại sứ quán Việt Nam tại TOKYO và Bệnh Viện Quân Y 175 tại Tp. Hồ Chí Minh và các bên liên quan đang phối hợp cố gắng hoàn thiện các thủ tục để em có thể về kịp theo chuyến bay theo dự kiến ngày 20/12/2020.

🌼Chi phí dự kiến để có thể về được Việt Nam ở thời điểm hiện tại dự tính hết khoảng 1,300,000 yên (289.900.000 vnd).

🌱 Nhi có em học lớp 10, gia đình bố mẹ làm nông. Từ khi phát hiện bệnh đến nay cũng đã tốn kém cho khám và điều trị nên thực sự khó khăn về tài chính.

🌼 Chúng tôi rất mong có thể nhận được hỗ trợ từ cá nhân và các tổ chức để hỗ trợ phần nào các chi phí ra viện, về nước và sau khi về Việt Nam để Nhi có thể thực hiện nguyện vọng cuối đời của em là về Việt Nam đoàn tụ gia đình.

🍀Mọi quyên góp xin gửi về:

🍀TÀI KHOẢN TẠI NHẬT

Tên tài khoản :LE HONG NHI
Số tài khoản :4769125
Loại tài khoản : thường
Tên Ngân Hàng : NGÂN HÀNG RISONA
Chi nhánh : NIPPORI
Nội dung gửi :quyên góp cho em Nhi
————————————————
TÀI KHOẢN TẠI VIỆT NAM
Bố em Nhi. : LE HONG PHUONG
Tên Ngân Hàng: AGRIBANK
Số Tài Khoản. : 5300205639772
Chi Nhánh. : ĐAK NÔNG

🌼Mọi khuyên góp ủng hộ sẽ được công khai báo cáo cụ thể.🌼

Lưu ý: Nếu cảm thấy bài viết hay và bổ ích, các bạn có thể lấy làm tư liệu. Nhưng đề nghị các bạn phải ghi nguồn và chia sẻ link trang WEB cũng như link kênh youtube mà mình đính kèm cuối bài.

☎️Hãy liên hệ với chúng tôi:☎️

💚#こころメディ合同会社💚
💚KOKOROMEDICAL LLC💚
(Kết nối y tế Nhật Việt)

🏥 : 〒121-0055 Tokyoto Adachiku Kahei 1-1-9
☎️ : 03-5856-1516
🖨 : 03-5856-1516
💌 : kokoromedi@kokoromedi.com
⌨️ : https://www.kokoromedi.com
💻 : https://m.facebook.com/ytekokoromedical/?ref=bookmarks
⌨️ : https://www.youtube.com/watch?v=x7hb8-pTi6Y&t

💓Rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia đa ngành và sự ủng hộ của cộng đồng.💓

🩺Lĩnh vực hoạt động KOKORO MEDICAL

💓1. Tổ chức các lớp học ngắn và dài hạn cho các cán bộ y tế của 2 nước Việt Nam – Nhật Bản.
💓2. Cung cấp kênh thông tin và các bài học về Y tế Nhật Bản qua kênh youtube
💓3. Kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế.
💓4. Hỗ trợ biên phiên dịch tiếng Nhật-Việt.
💓5. Hỗ trợ người Việt khám và chữa bệnh tại Nhật.

CƠ SỞ ĐÀO TẠO Y TẾ TOÀN DIỆN TERUMO MEDICAL PRANEX

🌱Ngày 10/11/2020 KOKORO MEDICAL hân hạnh được tập đoàn TERUMO đón tiếp tại cơ sở đào tạo y tế toàn diện TERUMO MEDICAL PRANEX.

🌱Buổi tham quan để lại khá nhiều ấn tượng sâu sắc về sự hoành tráng đầy tâm huyết cống hiến của tập đoàn.

🌱Qua các chia sẻ về chiến lược mục tiêu chung của KOKORO MEDICAL và TERUMO chúng tôi cảm thấy những điểm tương đồng cùng nhau hướng đến mục đích phục vụ cho cộng đồng xã hội.

🌱Mong y tế hai nước có nhiều sự kết nối mới và KOKORO MEDICAL có cơ hội mang lại những cái hay và ưu việt của y tế Nhật Bản đến với Việt nam.

🌸GIỚI THIỆU TẬP ĐOÀN TERUMO.

🌱Terumo được thành lập vào năm 1921, là một trong những công ty hàng đầu về công nghệ y học trên thế giới hiện nay .

🌱Có trụ sở tại Tokyo và hoạt động trên toàn cầu, Terumo có hơn 26,000 cộng sự trên toàn thế giới, cung cấp các giải pháp y tế sáng tạo tại hơn 160 quốc gia và khu vực.

🌱Khởi đầu là một nhà sản xuất nhiệt kế tại Nhật Bản, Terumo không ngừng đóng góp cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trong suốt gần 100 năm qua.

🌱Hiện nay, danh mục đầu tư kinh doanh của Terumo khá rộng lớn, bao gồm từ can thiệp mạch máu và các giải pháp phẫu thuật tim mạch, truyền máu và công nghệ trị liệu tế bào, đến các sản phẩm y tế cần thiết cho thực hành lâm sàng hàng ngày.

🌸CƠ SỞ ĐÀO TẠO Y TẾ TOÀN DIỆN TERUMO MEDICAL PRANEX.

🌱Đây là một cơ sở đào tạo y tế toàn diện được thành lập với mục đích tạo ra môi trường thực tập y tế, trang thiết bị và không gian được mô phổng tương đương như môi trường bệnh viện thật. Tạo điều kiện giúp nhân viên y tế thực hành ứng dụng những công nghệ các sản phẩm mới trong y tế một cách thuần thục và an toàn.

🌱Kể từ khi mở cửa vào năm 2002, đã có tổng cộng hơn 150.000 chuyên gia y tế đến thăm.

🌸SƠ ĐỒ CƠ SỞ TERUMO MEDICAL PRANEX.

Gồm 6 khu :

  • 🌱Bênh Viện mô phỏng.

Từ ICU đến phòng mổ, phòng bệnhvà phòng nhân viên, các chức năng thực tế của bệnh viện đều được tái hiện một cách chân thực.

  • 🌱Phòng mô phỏng.

Trang bị các thiết bị đào tạo cơ bản về điều trị bằng ống thông tĩnh mạch. Nâng cao bằng cách sử dụng mô hình mạch máu chi tiết của não và tim v. v.v Cung cấp các khóa đào tạo giống như thật để học các kỹ thuật nâng cao tay nghề cho từng nhân viên y tế.

  • 🌱Phòng thí nghiệm, nghiên cứu ERGONOMICS.

Với mục tiêu sử dụng các thiết bị y tế một cách an toàn và tạo sự thoái mái nhất cho người sử dụng.TERUMO áp dụng các phương pháp kiểm chứng, phân tích dựa vào khoa học nghiên cứu con người để tạo ra các sản phẩm y tế phù hợp.

Tại các “Nhà mô hình mẩu”mô phỏng lại dịch vụ chăm sóc y tế tại nhà như lọc máu màng bụng, điều dưỡng tại nhà và hướng dẫn dùng thuốc tại nhà . Đào tạo kỉ năng chăm sóc tại nhà, đồng thời nó cũng được sử dụng để giải quyết các vấn đề xảy ra khi chăm sóc tại nhà .

  • 🌱Phòng mổ / phòng đặt ống thông

Bao gồm có 6 phòng thực tập sự: 2 phòng chụp X-quang dung thuốc cản quang, 1 phòng nội soi và 3 phòng mổ.

Tại Phòng chụp X-quang trang bị cả màn hình thông tin và thiết bị tối tân nhất trong chụp cản quang mạch máu , thực hiên đào tạo sử dụng đặt ống thông trong thực tế.Ngoài ra, phòng mổ có thể dùng làm nơi tập luyện cho các nhân viên y tế, như có thể vận hành thực tế thiết bị tim phổi nhân tạo không thể thiếu trong quá trình phẫu thuật tim.

  • 🌱Phòng triển lãm

Tại đây trưng bày các sản phẩm mang tính triết lý và tầm nhìn của Terumo.

Các trang thiết bị y tế hiện đại dùng trong điều trị nội mạch, phẫu thuật tim, điều trị máu, … và các thiết bị y tế hỗ trợ chăm sóc hàng ngày trong bệnh viện được giới thiệu trong triển lãm tận dụng hết hình ảnh.Ngoài ra còn có góc “Lịch sử thiết bị y tế” nhìn lại lịch sử của bơm kim tiêm và nhiệt kế của TERUMO.

  • 🌱Phòng hội thảo

Trang bị nhiều không gian truyền thông có hệ thống AV và hệ thống liên lạc mới nhất, bao gồm một phòng đào tạo lớn có thể chứa tới 132 người, tổng cộng 6 phòng đào tạo và phòng hội thảo.

Có thể được sử dụng cho các sự kiện và cuộc họp khác nhau như chia sẻ công nghệ y tế mới, thuyết trình học thuật và các bài giảng về chăm sóc y tế và điều dưỡng.

Lưu ý: Nếu cảm thấy bài viết hay và bổ ích, các bạn có thể lấy làm tư liệu. Nhưng đề nghị các bạn phải ghi nguồn và chia sẻ link trang WEB cũng như link kênh youtube mà mình đính kèm cuối bài.

☎️Hãy liên hệ với chúng tôi:☎️

💚#こころメディ合同会社💚
💚KOKOROMEDICAL LLC💚
(Kết nối y tế Nhật Việt)

🏥 : 〒121-0055 Tokyoto Adachiku Kahei 1-1-9
☎️ : 03-5856-1516
🖨 : 03-5856-1516
💌 : kokoromedi@kokoromedi.com
⌨️ : https://www.kokoromedi.com
💻 : https://m.facebook.com/ytekokoromedical/?ref=bookmarks
⌨️ : https://www.youtube.com/watch?v=x7hb8-pTi6Y&t

💓Rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia đa ngành và sự ủng hộ của cộng đồng.💓

🩺Lĩnh vực hoạt động KOKORO MEDICAL

💓1. Tổ chức các lớp học ngắn và dài hạn cho các cán bộ y tế của 2 nước Việt Nam – Nhật Bản.
💓2. Cung cấp kênh thông tin và các bài học về Y tế Nhật Bản qua kênh youtube
💓3. Kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế.
💓4. Hỗ trợ biên phiên dịch tiếng Nhật-Việt.
💓5. Hỗ trợ người Việt khám và chữa bệnh tại Nhật.

🌼HỌC GÌ TỪ KHÓ KHĂN VÀ CẢI TIẾN CỦA NHẬT TRONG SỬ DỤNG VÒNG ĐEO TAY NGƯỜI BỆNH

🌱Vòng tay người bệnh: dụng cụ hỗ trợ để xác định đúng người bệnh chứ  không khẳng định đó là đúng người bệnh.

Chắc hẳn tại bệnh viện anh chị đã sử dụng vòng đeo tay này có lẽ cũng gặp phải một số vấn đề như.

  • Người bệnh không muốn đeo hay từ chối đeo.
  • Bệnh nhân bị dị ứng với chất liệu.
  • Người bệnh còn lấy vòng của người khác đeo vào vì …sợ bị mắng, điều này vô cùng nguy hiểm. Vậy tại sao lại phát sinh ra những vấn đề như trên? Chúng ta thử nhìn nhận một vài khía cạnh sau và cùng suy ngẫm xem sao:
  • Nhân viên đã hiểu đúng về việc cần sử dụng vòng tay người bệnh chưa
  • Cách giải thích hướng dẫn với người bệnh đúng và phù hợp chưa
  • Vòng tay người bệnh có thực sự cần thiết hay đem lại hiệu quả cho công việc của nhân viên y tế chưa?
  •  Giải pháp cải tiến có đưa ra kịp thời trên kết quả nghiên cứu thực tế từ khó khăn khi thực thi áp dụng đeo vòng người bệnh chưa?
  •  Thông tin nào là cần thiết ghi trên vòng.vv..

Cùng xem trải nghiệm khó khăn, cải tiến của bv Nhật

Hai thời kỳ sử dụng vòng tay người bệnh.

🌱Thời kỳ 1: khi chưa phổ cập bệnh án điện tử, sử dụng vòng đeo tay tự viết tay, không có mã vạch

Những năm đầu sau tốt nghiệp viện mình đã sử dụng vòng đeo tay thủ công bằng việc dùng bút tự viết thông tin nên vòng

  • Họ và tên người bệnh
  • Ngày tháng năm sinh người bệnh
  • Giới tính, nhóm máu, khoa nhập viện

Đây là các thông số cần thiết, sẽ đeo sau khi nhập viện điều trị nội trú. Khi người bệnh được chụp chiếu hình ảnh, làm xét nghiệm hay làm các thủ tục hành chính, nhân viên y tế sẽ tiến hành xác nhận kiểm tra thêm thông qua vòng tay ngoài việc hỏi họ tên, ngày tháng năm sinh.  Thông tin trên vòng tay này còn giúp cung cấp thông tin khi nhân viên không rõ người bệnh hoặc người bệnh không tự nói được, mất trí nhớ, lẫn..Nói chung thời đó chuyện phải đối chiếu để định danh đúng người bệnh theo quy trình: hỏi tên tuổi và  xác nhận thông tin ở vòng đeo tay vẫn còn khá lỏng lẻo. Thời đó vòng tay đã được thiết kế sao cho khóa vòng sau khi lắp sẽ không tháo được. Màu khóa sẽ khác nhau để phân biệt người bệnh có bị truyền nhiễm, lưu ý gì không, hoặc có viện sẽ phân biệt theo nhóm máu. Vòng tay có các màu: đỏ, xanh, vàng, trắng  tuy nhiên chưa thống nhất trên tất cả các viện.

🌱Giai đoạn 2: phổ cập quản lý mọi thứ từ vật tư bằng mã vạch, in mã vạch trên vòng đeo tay

Truyền thông và cái mốc để thay đổi.

Mình và các đồng nghiệp khác luôn nhắc, nhớ và nói đó là cái mốc của sự thay đổi bằng quản lý mã vạch. Khởi đầu là các bằi đăng tin liên tục về các vụ nhầm người bệnh mà có lẽ trước đó đã có nhưng chưa bị truyền thông phân tích bình luận nhiều. Đầu tiên là vụ tin của một bệnh viện khá lớn mổ nhầm người bệnh. Từ đó, những ca nhầm người bệnh bắt đầu bị đưa lên “mổ xẻ” dưới con mắt “xét nét” của truyền thông và dư luận. Người ta thống kê những ca sai sót, nguyên nhân, lỗ hổng y tế..vân vân các vấn đề sai phạm.  Điều này đã làm cho nhà quản lý bệnh viện hay nhân viên y tế không thể làm ngơ. Cũng từ cột mốc này mà việc  Quản lý bằng mã vạch trong bệnh viện bắt đầu được áp dụng.  Có lẽ những bệnh viện tại Việt Nam đã/ đang sử dụng vòng tay quản lý bệnh nhân cũng đã hoặc đang trải qua những khó khăn này.

🌱Phổ cập bệnh án điện tử

Theo điều tra của bộ y tế Nhật 2017,có 1 con số đáng kinh ngạc về mức độ phủ sóng của bệnh án điện tử: trên 85% Bv trên 400 giường đã dùng bệnh án điện tử. Dù chưa có thống kê mới nhưng có thể nhận định ở thời điểm hiện tại 2020 thì chắc 100% bv trên 400 giường đã sử dụng bệnh án điện tử. Kèm theo đó là in mã vạch trên vòng đeo tay người bệnh, thêm vào đó các bv dùng bệnh án điện tử đều có thêm máy in để in

  • In vòng đeo tay người bệnh
  • In các mã vạch để dán nên mẫu bệnh phẩm và được link từ chỉ thị y lệnh
  • In các miếng dán cho thuốc truyền

Tự động hóa giúp tặng hiệu xuất giảm nhầm lẫn đến tối thiểu; ví dụ tại khoa lấy máu của khoa khám ngoại trú mỗi ngày lấy cả 1000 lần ở viện lớn: khi tự động hóa mẫu lấy máu được in và tự động chuẩn bị theo nội dung y lệnh có sẵn. Vì thế khi bệnh nhân tới làm thủ tục qua máy tự động sẽ tự động in và tự động dán bằng hệ thống tự động tránh những sai sót do nhầm lẫn của nhân viên khi thực hiện.

Sau khi đã được trải nghiệm làm việc tại nơi tiên tiến có dùng bệnh án điện tử, tiêu chuẩn chuyển việc của mình là sẽ chỉ chọn BV có sử dụng bệnh án điện tử. Ở BV sử dụng tích hợp quét mã vạch trên vòng người bệnh trên nhiều quy trình thì trong công việc hàng ngày nhân viên y tế bắt buộc phải đọc mã vạch trong quy trình được quy định cụ thể ví dụ:

Các bước cần làm khi truyền dịch hay truyền máu

  1. Quét  mã vạch số ID nhân viên y tế
  2. Quét mã vạch in trên vòng đeo tay
  3. Quét  mã vạch in trên chai dịch truyền. Với truyền máu còn có vài loại mã vạch để xác nhận về thời hạn sử dụng và thông tin về bịch máu giúp xác nhận an toàn trong quy trình thực hiện.
  4. Khi qua 3 công đoạn trên trên màn hình (hoặc máy tính, hoặc màn hình nhỏ cầm tay) sẽ hiện rõ y lệnh để có thể xác nhận lại trước khi thư thực hiện.

Nên có thể nói khi IT được áp dụng sâu vào công việc thì rất cần quét mã vạch trên vòng đeo tay. Ví dụ tại BV mình đã làm: máy đo nhiệt độ, huyết áp, đường huyết hay đo nồng độ oxi cũng tự động được ghi chép bào bệnh án nên cần quét mã vạch trước khi thực hiện.

Tại khoa khám bệnh chụp chiếu hay làm các xét nghiệm cũng cần quét mã vạch. Với người bệnh tự đi lại được thông thường để người bệnh tự đi xuống khoa khám bệnh chụp chiếu. Vì thế với kỹ thuật viên phòng chẩn đoán hình ảnh thì thủ tục quy trình là: Sau khi để bệnh nhân tự nói tên, ngày tháng năm sinh sẽ dùng máy quét mã vạch là cần thiết trong quy trình. May thay từ khi quản lý chặt chẽ vậy không còn nghe thấy truyền thông thông báo các vụ nhầm nghiêm trọng như trước kia. Khi có dịp vào các BV tuyến đầu (là nơi nghiêm ngặt chấp hành) sẽ nghe thấy các câu gần như thành câu cửa miệng và quen thuộc của NVYT như.

  1. Bác có thể nói họ tên và ngày tháng năm sinh để chúng tôi xác định đúng người không?
  2. Xin phép được quét mã vạch trên vòng đeo tay của bác
  3. Trước khi chụp chiếu: Bác được Bs, dd giải thích sẽ chụp bộ phận nào chưa? …chúng ta sẽ chuẩn bị cho việc chụp CT.
  4. Sau khi thay đồ bác để hết các tư trang vào trong tủ đựng, cầm theo chìa khóa và thẻ khám bệnh ID của bác vào phòng chụp. Tại đây sẽ xác nhận lại họ tên ngày tháng năm sinh và số thẻ ID (thẻ ID người bệnh tương ứng với mã vạch trên vòng tay) để tránh sai sót nhầm người.
  5. Tại nơi lấy máu: Dự tính sẽ lấy …ống máu nhờ bác cùng xem xem có nhầm tên bác không?( cùng nb xem họ tên, tuổi ghi trên ống lấy máu)

Hội thoại trong giao tiếp ứng xử về xác định đúng người bệnh chắc thành câu quen thuộc nhất. Tại viện có dán nhiều tờ rơi về xác định người bênh, kêu gọi người bệnh cộng tác đeo vòng khi nhập viện. Hay tại các khu khác có khám tầm soát 1 ngày thì ngay từ đầu đã đeo vòng và mỗi công đoạn đều có kiểm tra. Từ đó đối với người bệnh chuyện đeo vòng, có hỏi tên tuổi ngày tháng năm sinh là tiêu chuẩn,  thậm trí nhiều người bệnh chưa kịp hỏi,  mới ngồi xuống nghế đã tự nói luôn. Nâng cao dần nhận thức của người dân và người dân cũng hiểu phần nào “đẳng cấp của bệnh viện” qua các việc nhỏ như thế. Cải tiến từ những việc rất nhỏ của NVYT góp phần gây dựng thương hiệu BV, thương hiệu là cái “hiệu” được “thương” anh chị nhỉ.

🌱Đeo vòng khi nào? Cách giải thích với người bệnh ra sao để nhận được sự cộng tác?

Cá nhân mình chưa gặp trường hợp người bệnh từ chối .  Thông thường, các thông tin sẽ được in sẵn trên vòng . Nhân viên sẽ đem tới và giải thích cho người bệnh những phần họ còn  băng khoăn. Đặc biệt là trong môi trường bệnh viện, việc giải thích cho người bệnh hiểu và chấp hành là một việc hết sức khó khăn. Mình xin nêu một ví dụ về đoạn hội thoại của nhân viên y tế với một bệnh nhân lớn tuổi:

  • Trong quá trình nhập viện rất mong bác sẽ cộng tác đeo vòng tay này với mục địch giúp hỗ   trợ xác định đúng người trong mọi xét nghiệm, thủ thuật và kiểm tra và thủ tục hành chính.
  • Khi bác tiêm truyền, thuốc, chụp X-Quang làm thủ thuật, vào phòng phẫu thuật tất cả các thứ cần xác định chính xác đúng người. Ngoài hỏi tên, ngày tháng năm sinh, sẽ có quét mã vạch in trên vòng đeo tay này. Vì thế nó rất quan trọng và sẽ đeo suốt trong quá trình nhập viện.
  • Đây là vòng không thấm nước nên bác có thể tắm và không ảnh hưởng gì. Trường hợp vòng bị đứt, và bị tuột nhờ bác báo lại cho điều dưỡng hoặc nhân viên trong khoa để in vòng mới và đeo lại. Hoặc bác thấy bị dị ứng hay bất thường thì báo lại để cùng tìm giải pháp thay thế.
  • Trước khi đeo chúng ta cùng xác nhận lại thông tin trên vòng cùng đọc to: Nguyễn văn A, nam, 56 tuổi, nhóm máu o, sinh ngày … bác thấy có gì sai sót không.
  • Chọn tay hoặc chân để đeo tùy thuộc điều trị, chỉ để dưới 1,5 đốt ngón tay để không bị tuột vòng.
  • Trong thời gian nhập viện cháu là điều dưỡng phụ trách của bác nên có bất cứ việc gì thắc mắc khó khăn bác cứ kêu ạ.

Đó là thủ tục hành chính mình sử dụng suốt trong những năm qua và thấy rất thuận lợi. Theo mình ấn tượng giải thích ngay từ đầu khi đón bệnh nhân rất quan trọng. Tuân thủ quy định, quy trình là bảo vệ chính mình bớt rủi ro khi hành nghề.

🌱Quy định với trường hợp có lý do đặc biệt không đeo vòng: Có người bệnh dị ứng, phù tay hay da dễ bị tổn thương.  Bệnh nhân nhi khi tìm vòng sẽ thức giấc nên bố mẹ của trẻ từ chối. Khi đó thống nhất giải pháp trong khoa như: dán vòng nên thẻ tên người bệnh ở đầu giường, dán ở bàn ăn của NB hay dán cây truyền dịch và thông báo khi giao ban.

🌱Những khó khăn thời gian đầu mới triển khai tại Nhật ra sao?

Chắc hẳn thời gian 1-3 năm đầu nhiều bệnh viện  cũng gặp một số bất cập?

Cụ thể như thế nào ? viện anh chị có nghiên cứu, phân tích, báo cáo hay không?

🌱Đây là kết quả của 1 nghiên cứu tại Nhật, báo cáo năm 2012

Tại BV A, khoa nội, sau khi bệnh viện đưa vào sử dụng đeo vòng 3 năm vẫn còn thấy tình trạng bệnh nhân không đeo hay từ chối đeo và BV muốn hiểu rõ các vấn để, tiến hành nghiên cứu:

  1. Khảo sát với nhân viên ở 2 bộ phận: tất cả điều dưỡng tại khoa nội 32 dd, và nhân viên khoa chẩn đoán hình ảnh 15 kỹ thuật viên
  2. Khảo sát NB có đeo vòng không, thực hiện tại khoa nội và khoa chẩn đoán hình ảnh: tuần/lần, lặp lại 4 lần,  để tổng kết làm rõ % NB không đeo vòng tay

🌱Kết quả thu hồi được các số liệu sau

Đối với người bệnh trong 4 ngày điều tra kết quả trên 174 người bệnh

174 người bệnh chia 3 nhóm và đánh giá số người có đeo vòng và không đeo vòng.

Trên tổng thể có 66% NB đeo vòng, 34% không đeo vòng

Cụ thể hơn: nhóm NB nằm liệt giường 37% không đeo, nhóm cần hỗ trợ có 44% NB không đeo và nhóm tự do đi lại 19% không đeo vòng.

Với nhân viên y tế sẽ khảo sát qua hình thức lấy y kiến không đề tên

  1. Tại khoa 25 trên 32 dd trả lời về việc suy nghĩ vòng đeo tay có cần thiết không? 23 dd trả lời cần với lý do để nhận biết định danh chính xác người bệnh. 2 dd nói không cần vì đó không phải là phương tiện tuyệt đối để tránh nhầm nguời bệnh, phạm vi sử dụng ít: chỉ tuyệt đối dùng khi truyền dịch.
  2. Phòng chẩn đoán hình ảnh
  • Tất cả 15 nhân viên trả lời cần thiết đeo vòng tay để hỗ trợ xác định người bệnh
  • Đối với người bệnh không đeo vòng sẽ có trở ngại gì ?– không đọc được mã vạch, không đánh giá được người bệnh và bất an vì hầu như không biết mặt người bệnh.

3. Xử lý với người bệnh không đeo vòng, đứt vòng, mất vòng không đồng nhất và theo đánh giá của cá nhân.

4.  Ai là người cần sử dụng đến vòng đeo tay thì có nhiều câu trả lời như: tất cả nvyt cần, dd, kỹ thuật viên, bác sĩ, bộ phận hành chính.

Kết luận: Khi vận hành vòng tay người bệnh chưa làm rõ mục đích, tiêu chuẩn, cách thức vận hành chắc chắn sẽ gặp bất cập. Nhân viên chưa hiểu rõ dẫn tới đánh giá xử lý theo tiêu chuẩn cá nhân. Đánh giá lại sau khi đưa vào sử dụng, cải thiến lại quy trình tiêu chuẩn chưa được thực hiện và chính các nhân viên y tế chưa coi trọng tới việc cần thiết sử dụng dẫn tới việc giải thích với người bệnh chưa thấu đáo, xử lý nếu vòng bị tuột chưa thống nhất hay cả việc đánh giá đó là không cần thiết nhưng không đề xuất để có giải pháp thống nhất trong hệ thống bệnh viện.

Hi vọng các thông tin này giúp chúng ta có thêm thông tin để cải tiến tốt hơn.

Lưu ý: Nếu cảm thấy bài viết hay và bổ ích, các bạn có thể lấy làm tư liệu. Nhưng đề nghị các bạn phải ghi nguồn và chia sẻ link trang WEB cũng như link kênh youtube mà mình đính kèm cuối bài.

☎️Hãy liên hệ với chúng tôi:☎️

💚#こころメディ合同会社💚
💚KOKOROMEDICAL LLC💚
(Kết nối y tế Nhật Việt)

🏥 : 〒121-0055 Tokyoto Adachiku Kahei 1-1-9
☎️ : 03-5856-1516
🖨 : 03-5856-1516
💌 : kokoromedi@kokoromedi.com
⌨️ : https://www.kokoromedi.com
💻 : https://m.facebook.com/ytekokoromedical/?ref=bookmarks
⌨️ : https://www.youtube.com/watch?v=x7hb8-pTi6Y&t

💓Rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia đa ngành và sự ủng hộ của cộng đồng.💓

🩺Lĩnh vực hoạt động KOKORO MEDICAL

💓1. Tổ chức các lớp học ngắn và dài hạn cho các cán bộ y tế của 2 nước Việt Nam – Nhật Bản.
💓2. Cung cấp kênh thông tin và các bài học về Y tế Nhật Bản qua kênh youtube
💓3. Kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế.
💓4. Hỗ trợ biên phiên dịch tiếng Nhật-Việt.
💓5. Hỗ trợ người Việt khám và chữa bệnh tại Nhật.

error: Content is protected !!