Mời các bạn cùng tham gia miễn phí buổi học “HỘI THOẠI Y TẾ” cùng team KOKORO MEDICAL.
Team chúng tôi cùng biên tập tài liệu song ngữ hội thoại y tế một cách dễ hiểu…sinh động…và là những câu hội thoại thiết thực khi đi khám điều trị tại Nhật.
Chúng tôi sẽ cố gắng tổ chức livestream một tháng 2 buổi để cùng chúng ta học kỹ về hội thoại y tế. Dự tính tối chủ Nhật tuần thứ 2 và tuần thứ 4 lúc 21:00-21:45 (Giờ Nhật Bản). Hãy theo dõi để biết thêm chi tiết.
Số đầu tiên của chương trình livestream dài hạn ngày 11/09/2022 chúng ta cùng học về chủ đề “Gọi điện thoại đặt hẹn khám“.
Guide to prevent pregnancy and abortion rules in Japan
As you know the number of Vietnamese people who come to Japan to live working and studying on a day increases.
Accompanying that the problem involving unintended pregnancies, In which there are many cases of abortion or birth, it is very painful to abandon the Japanese media newspaper.
The above behaviors are because young people do not have knowledge of proper contraception, as well as not knowing the Japanese regulatory information in abortion and consultancy organisation information support and help.
Therefore, KOKORO MEDICAL in conjunction with TANAKA professors of SOPHIA Japan University made this video to provide accurate information related to preventive & abortion in Japan.
Content of the video:
+ Learn about female genitalia. + Explain the period and probability and possibility of pregnancy in a cycle. + Measures and its effectiveness in preventing contraception. + Contraceptive measures are only available in Japan. + Costs and regulations of abortion in Japan. + How to bring more than a month of medicine to Japan? + Japanese vocabulary related to contraception in Japan. + Information channels for advisory support in Japan.
Note: If you feel good and useful article, you can take it as a document. But I recommend that you have to write the source and share the WEB link as well as the youtube channel link that I attached at the end of the post.
TẠI SAO TỈ LỆ PHÁ THAI TẠI VIỆT NAM THUỘC HÀNG TOP THẾ GIỚI
TẠI SAO MỘT ĐẤT NƯỚC RẤT CỞI MỞ VỀ TÌNH DỤC NHƯ NHẬT BẢN MÀ TỈ LỆ CÓ THAI NGOÀI Ý MUỐN LẠI THẤP
KHÁCH SẠN TÌNH YÊU CỦA NHẬT CÓ GÌ ĐẶC BIỆT
PHỐ ĐÈN ĐỎ CỦA NHẬT CÓ TỪ ĐÂU
CÔNG NGHỆ PHIM NGƯỜI LỚN CỦA NHẬT THẾ NÀO
Chiều ngày 12/11/2020 Cảnh sát Nhật bắt giữ thực tập sinh Việt sinh con rồi bỏ.
Thi thể là một trẻ sơ sinh bị bỏ rơi được tìm thấy trong ngôi nhà ở thành phố Higashi Hiroshima, Tỉnh Hiroshima.
Ở Việt Nam cũng có những trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, tự ý phá thai, hay tỷ lệ phá thai luôn ở mức báo động.
Qua sự việc trên tổ chức Kokoro Medical Kết nối y tế Việt Nam – Nhật Bản đã cùng liên kết với Trường Đại Học JOUCHI Nhật Bản thực hiện dự án tạo video chia sẻ “Hướng dẫn việc ngừa thai và các quy định nạo phá thai tại Nhật Bản”
KOKORO MEDICAL chúng tôi hiện đang đồng hành cùng CHIR – Trung Tâm Nghiên Cứu Cải Tiến Y Tế ( Linh Phan )Trên hành trình cải tiến chất lượng – an toàn người bệnh cho y tế Việt Nam.
Chúng tôi thấy nội dung này rất cần cho người dân Việt Nam nên đã phối hợp tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến mong thảo luận sâu hơn về vấn đề này.
TÊN HỘI THẢO
TẠI SAO TỈ LỆ PHÁ THAI TẠI VIỆT NAM THUỘC HÀNG TOP THẾ GIỚI (Chia sẻ từ Nhật Bản và Bác sĩ sản khoa Việt Nam)
Khách mời chia sẻ : Ts.Bs NGUYỄN HỮU TRUNG – Trưởng phòng khám Phụ Sản BV Đại học Y Dược Tp HCM (cơ sở 2). – Giám đốc chuyên môn Phòng khám Hoàng Gia.
Điều phối và chia sẻ từ Nhật Bản:Bà IIJIMA TIEN (飯嶌ティエン) Iijima Tien – Giám đốc KOKORO MEDICAL (Kết nối Y tế Việt Nam Nhật Bản).
31.1.2021 (Chủ Nhật)(20:00 -21:00 )-(22:00-23:00 ) Địa điểm LIVESTREAM : – Kokoro medical kết nối y tế việt nam – Nhật Bản- Y Tế Thông Thái
Note: If you feel good and useful article, you can take it as a document. But I recommend that you have to write the source and share the WEB link as well as the youtube channel link that I attached at the end of the post.
Lưu ý: Nếu cảm thấy bài viết hay và bổ ích, các bạn có thể lấy làm tư liệu. Nhưng đề nghị các bạn phải ghi nguồn và chia sẻ link trang WEB cũng như link kênh youtube mà mình đính kèm cuối bài.
Hãy liên hệ với chúng tôi:
#こころメディ合同会社 💚KOKOROMEDICAL LLC💚 (Kết nối y tế Nhật Việt)
Rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia đa ngành và sự ủng hộ của cộng đồng.
Lĩnh vực hoạt động KOKORO MEDICAL
1. Tổ chức các lớp học ngắn và dài hạn cho các cán bộ y tế của 2 nước Việt Nam – Nhật Bản. 2. Cung cấp kênh thông tin và các bài học về Y tế Nhật Bản qua kênh youtube 3. Kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế. 4. Hỗ trợ biên phiên dịch tiếng Nhật-Việt. 5. Hỗ trợ người Việt khám và chữa bệnh tại Nhật.
Kỳ 1: 3 VỤ KIỆN – Cột mốc lịch sử “KHỞI ĐỘNG” vì an toàn người bệnh
Bài chia sẻ số 41
Quản lý báo cáo sự cố tại các bệnh viện đã đi vào thành nề nếp và ăn sâu vào trong tư tưởng của NVYT. Nhưng Nhật liệu đã cos bề dày lịch sử không?
Cột mốc lịch sử để khởi động phong trào báo cáo sự cố rủi ro tại Nhật.
Rất nhiều bài học cho nvyt được soạn thảo về chủ đề này như 1 kiến thức cơ bản nhất và sự kiện liên quan được coi như cột mốc làm gương là 3 sự kiện nghiêm trọng khiến “CẢNH SÁT” “TRUYỀN THÔNG” vào cuộc và soi ngành y. Vụ việc từ 1999 – 2000 nhờ cột mốc này ngành y đã vào cuộc, sau nhiều cố gắng để có được một quy trình phòng chống cự cố, báo cáo sự cố và xử lý sự cố bài bản và nvyt hành nghề yên tâm hơn.
Vụ thứ nhất: mổ nhầm bệnh nhân.
Tháng 1 năm 1999 tại bệnh viện trường đại học y khoa Yokohama
Nhầm bệnh nhân mổ phổi và tim dẫn đến phẫu thuật nhầm cả 2 và đến phút cuối chưa phát hiện. Bệnh nhân A 74 tuổi mổ cần mổ tim, bệnh nhân B 64 tuổi cần mổ phổi thì đã mổ nhầm cho cả hai cắt đi phần lành và và phần cần điều trị thì k được thực hiện. Thêm vào nữa máu của bệnh nhân A đã tích từ trước đã được truyền cho bệnh nhân B trong khi phẫu thuật.
Liên quan đến sự cố này có vô và những nghi vấn mà từ bác sĩ gây mê, bác sĩ mổ đã cảm nhận được về chuyên môn như chức năng tim lúc mổ nhẹ hơn, khối u ở phổi và nhiều tình thắc mắc về đặc trưng của bệnh nhân như có răng giả, màu tóc … nhưng cuối cùng cho đến khi phẫu thuật kết thúc chưa được phát hiện.
Kết quả e kíp: 2 bác sĩ phẫu thuật, 2 bác sĩ gây mê, và điều dưỡng đã bị tòa án sử mà đặc biệt điều dưỡng phòng mổ đã bị phạt tù và 5 người còn lại bị phạt tiền.
Vụ án này truyền thông đưa tin 1 thời gian khá dài, đặt dấu nghi vấn về quy trình cần có các lỗ hổng trong bảng kiểm và vô vàn thứ khác.
Vụ thứ hai: Tiêm nhầm thuốc Chlorhexidine Gluconate Solution vào tĩnh mạch gây tử vong.
Tháng 2 năm 1999 tại bệnh viện công lập Hiro Tokyo, sau kết thúc truyền kháng sinh điều dưỡng thay vì tiêm thuốc Heparin để chống đông dịch dây truyền đã tiêm nhâm thuốc khử trùng dùng để xử lý khử trùng vết thương Chlorhexidine Gluconate Solution bệnh nhân khó thở, tê tay. Thời điểm nhầm thuốc thì dung dịch khử khuẩn vẫn đọng lại ở dây truyền dịch và chỉ khoảng 1ml đã vào mạch máu, nhưng do bệnh nhân báo cáo triệu chứng bất thường và nhận y lệnh bác sĩ đã cho truyền dịch vô tình tiêm nốt 8-9ml dung dịch khử khuẩn vào mạch máu và tử vong ngay sau đó.
Ngay trong ngày phía bệnh viện đã phần nào phát hiện ra nguyên nhân tiêm nhầm nhưng giải thích không kịp thời, không rõ ràng và không minh bạch với gia đình, chậm chễ báo với phía cảnh sát về sự cố y khoa, viết giấy chứng tử về thời gian và nguyên nhân tử vong cũng không đồng nhất ở các loại giấy tờ, chậm trễ trong liên lạc nội bộ, sử lý sau khi tử vong, chậm trễ liên hệ với cảnh sát là nhiều điểm truyền thông đưa tin.
Kết quả thì phía Viện đã phải bồi thường hơn 12 tỷ đồng, 2 điều dưỡng cũng bị phạt tù và bệnh viện trên toàn quốc qua đó đã rút ra rất nhiều bài học về xử lý sau sự cố.
Vụ thứ 3: Sử dụng nhầm dung dịch ethanol thay cho nước cất cho máy làm ẩm của máy thở gây tử vong.
Tháng 2 năm 2000 tại bệnh viện trực thuộc đại học y khoa Kyoto, sử dụng nhầm ethanol thay cho nước cất và kéo dài 53 tiếng với 1100 ml ethanol thì mới phát hiện và bệnh nhân đã tử vong.
Phía bệnh viện đã rõ nguyên nhân gây tử vong nhưng trên giấy chứng tử nguyên nhân mất không ghi rõ và chậm việc tới gia đình giải thích vụ việc. Đây cũng là một vụ phía bệnh viện ngay từ phút đầu đã không minh bạch về sự cố và giới truyền thông đã đưa tin.
Kết quả: Ngoài phạt tiền cũng đã sử phạt tù với các điều dưỡng trực tiếp gây nên sự cố.
Qua các vụ án trên được truyền thông biết tới, trong ngành nhắc đến nhiều để giáo dục nhân viên y tế hiểu như là mốc lịch sử để mở ra một trang mới về kích hoạt hệ thống báo cáo, xử lý sự cố bài bản quy chuẩn hơn. Nhìn nhận lại lỗ hổng trong quy trình sử lý của chính BV mình, xử lý sự cố đã phù hợp chưa, điều cải tiến hệ thống quy trình. Đặc biệt chuyển đổi lỗi từ quy chuẩn lỗi cá nhân sang lỗi hệ thống, lỗi của tổ chức, cũng tạo nên phong trào triển khai giúp an toàn cho người bệnh.
Ở vụ thứ 2: Buổi sáng bn tử vong nhưng phải đến chiều tối mới liên hệ được với viện trưởng hay các thành viên trong ban phòng chống sự cố. Điều đó cho thấy giải quyết vấn đề sẽ chậm và không đồng nhất. Hoặc cách sử lý gây thêm bất mãn cho gia đình ví dụ như ngay sau khi mất điều dưỡng gói ghém hết tư trang người bệnh và mang tới nhà tang lễ trả gia đình ngay lập tức cũng bị đặt dấu hỏi vì thông thường ở Nhật phí bệnh viện sẽ hỏi gia đình có nguyện vọng gì với hành lý của người đã mất chứ không hành xử như vậy.
Nhật bản tạm xem trong vấn đề QUẢN LÝ RỦI RO AN TOÀN NGƯỜI BỆNH thực hành trước chúng ta khoảng 20 năm, sẽ còn nhiều thứ để học được từ cách xây dựng và từ các bài học thực tế. Rất mong sẽ có thể tổng kết để chia sẻ tới anh em để có bài học cho chính chúng ta.
Mình biết CHIR đã đi qua nhiều bệnh viện để thực hiện thuyết phục anh em hiểu việc triển khai, báo cáo, xây dựng hệ thống báo cáo sự cố. Mình cảm kích và ủng hộ. Chắc chắn đến lúc nào đó khi hệ thống được hoàn thiện thì trách nhiệm cá nhân sẽ được giảm bớt, nvyt được làm việc dưới hệ thống an toàn và yên tâm để hành nghề.
Hiện tại Nhật đã chuẩn hóa về quy trình sử lý theo cấp độ bênh viện, chuẩn hóa giấy tờ báo cáo, form mẫu báo cáo, chia cấp bậc sự cố bài bản và mừng nhất là các ca nghiêm trọng đã giảm. Mình mong một ngày các bệnh viện CHIR đi qua sẽ cũng chia sẻ chuẩn hóa quy trình báo các để mọi người cập nhập được thông tin và không lặp lại sai sót đã xảy ra ở bệnh viện bạn. Điều mà các bv Nhật đang chia sẻ cho nhau rất hiệu quả.
Trong các bài tiếp theo mình sẽ chia sẻ thêm về các thông tin khác trong quy trình này. Có dấu mốc nào làm nên phòng trào để các bv ở VN triển khai hiệu quả?
Note: If you feel good and useful article, you can take it as a document. But I recommend that you have to write the source and share the WEB link as well as the youtube channel link that I attached at the end of the post.
Lưu ý: Nếu cảm thấy bài viết hay và bổ ích, các bạn có thể lấy làm tư liệu. Nhưng đề nghị các bạn phải ghi nguồn và chia sẻ link trang WEB cũng như link kênh youtube mà mình đính kèm cuối bài.
Hãy liên hệ với chúng tôi:
#こころメディ合同会社 💚KOKOROMEDICAL LLC💚 (Kết nối y tế Nhật Việt)
Rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia đa ngành và sự ủng hộ của cộng đồng.
Lĩnh vực hoạt động KOKORO MEDICAL
1. Tổ chức các lớp học ngắn và dài hạn cho các cán bộ y tế của 2 nước Việt Nam – Nhật Bản. 2. Cung cấp kênh thông tin và các bài học về Y tế Nhật Bản qua kênh youtube 3. Kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế. 4. Hỗ trợ biên phiên dịch tiếng Nhật-Việt. 5. Hỗ trợ người Việt khám và chữa bệnh tại Nhật.
Ngành dịch vụ nói chung và dịch vụ y tế nói riêng tại Nhật từ lâu đã được định hình phân cấp dịch vụ cụ thể dựa theo mức độ quan tâm tới khách hàng từ thấp tới cao và có 5 cấp độ cụ thể:
Cấp độ 1 – Dịch vụ tối thiểu được hiểu là dịch vụ có đạo đức. Cung cấp các dịch vụ theo tiêu chuẩn.Không gian dối, không lừa đảo, không phân biệt.
Cấp độ 2 – Dịch vụ lịch sự: nâng cấp dịch nên đúng mực, lịch sự, tạo cảm giác hài lòng cho khách hàng.
Cấp độ 3 – Dịch vụ chuyên nghiệp: Tại đây dịch vụ đã được tiêu chuẩn hóa, các quy trình phục vụ đã được lên quy trình, quy định để chuyên nghiệp hơn với mục đích giảm chi phí cung cấp dịch vụ.
Cấp độ 4 – Hiếu khách: Tiếng Nhật với tên SETSUGU và tiếng anh Hospitality là mức mà các bệnh viện đều đặt mục tiêu phổ cập tới toàn nhân viên. Tới mức dịch vụ này thì đã có tiêu chuẩn quy định, dịch vụ ân cần, chu đáo, hiếu khách nhằm tăng lợi nhuận.
Cấp độ 5 – Omotenashi là mức dịch vụ cao nhất đến mức các dịch vụ vượt các tiêu chuẩn, quy định. Quan tâm tới khách hàng bằng sự chân thành vượt cả sự mong đợi của khách hàng.
Nói đến Omotenashi sẽ hiểu sâu hơn là sự giao thoa kết hợp của lưu tâm, tinh tế và chân thành ở một thời điểm và địa điểm cụ thể để chạm tới trái tim của khách hàng.
Ví dụ tại bệnh viện nhân viên thường xuyên xếp dép giày cho người bệnh. Bỏ dép giày nằm lên bàn chụp CT hay nằm nên giường để bác si khám khi ngồi dậy người bệnh có đôi dép ngay ngắn đúng chiều để đi và vì thế không cần phải ngó tìm dép, giày, nhân viên sẵn sàng mang tới cái tót giày cho người bệnh để đi giày được thoải mái an toàn.
Các hành động dù nhỏ nhưng đúng thời điểm thích hợp cùng với thái độ chân thành, chắc chắn người được thụ hưởng dịch vụ sẽ ấn tượng.
Thay đổi từ các hành động nhỏ nhưng tạo sự thoải mái và sẽ chạm tới trái tim người bệnh và giảm được những rủi ro ko đáng có. Đặc biệt hơn khi dịch vụ đạt ở mức cấp độ 5 nhân viên y tế sẽ chỉnh chu ngay cả khi không có người bệnh và môi trường làm việc cũng cải thiện rõ rệt.
Bệnh viện Nhật luôn đặt mục tiêu ở mức độ cao nhất
Để đạt được mức 5 bệnh viện sẽ luôn xây dựng chương trình giáo dục bài bản cụ thể.Các buổi giáo dục với tên buổi học SETSUGU được thực hiện định kỳ năm 1-2 lần. Xem xét kỹ lưỡng mấu chốt vấn đề đang vướng khâu nào qua nhiều hình thức như: khảo sát ý kiến nhân viên, lấy ý kiến người bệnh, số lượng và nội dung phàn nàn của người bệnh, đánh giá chỉ số hài lòng của nhân viên và người bệnh, tỉ lệ thôi việc của nhân viên (ở nhật do điều dưỡng thiếu rất nhiều) và việc đánh giá đều dựa trên số liệu cụ thể, khách quan.
Sau chương trình đào tạo đều đánh giá lại hiệu quả và rút ra bài học phục vụ cho đào tạo liên tục sau đó không quên truyền đạt thông tin đó tới từng nhân viên.
Sếp trong bệnh viện có đảm nhiệm hướng dẫn huấn luyện và hiệu quả không?
Lãnh đạo hay sếp có thể thừa kiến thức trình độ để “hướng dẫn” cho cấp dưới nhưng cần xem lại về hiệu quả: có hay không.
“Bụt nhà không thiêng” là câu mà chúng ta thường nghe thấy. Có lẽ cùng một nội dung nhưng khi sếp dạy thì nhân viên sẽ có cảm giác “ôi, sếp lại ca bài ca cũ”, “biết rồi, khổ lắm…nói mãi”.
Tại Nhật để đạt mức cao nhất bệnh viện sẽ mời chuyên gia bên ngoài tới huấn luyện nhưng có sự kết hợp với bộ phận phụ trách xây dựng chương trình giáo dục, lập team chịu trách nhiệm để thực các công việc chuyên gia sẽ:
– Đến viện trực tiếp theo dõi, làm việc với nhân viên và “không lộ diện” để nhằm ghi chép thực tế ứng xử của nhân viên với nhau, ứng xử với người bệnh hay các vấn đề quan hệ của nhân viên, không khí làm việc..v.v – Đưa các vấn đề nhân viên đang vướng mắc vào bài giảng. – Ưu tiên cùng nhau giải quyết vấn đề trước mắt cấp bách của bệnh viện đó tại thời điểm thực hiện.Qua đó nâng cao kỹ năng của nhân viên giúp trước hết cải thiện quan hệ giữa các nhân viên, không khí làm việc nâng cao hiệu quả làm việc. – Nhân viên thực sự hài lòng với việc được tham gia huấn luyện kỹ năng này và cảm thấy bản thân giúp ích được hơn trong quan hệ với đồng nghiệp và người bệnh.
Làm thật và quyết tâm nâng cao dịch vụ nên mức độ cao thì cần phải có sự kết hợp thống nhất xây dựng chương trình giáo dục, lên lịch mời chuyên gia đánh giá hiệu quả cụ thể của các buổi huấn luyện. Lần khác mình sẽ nói chi tiết về nội dung, và kế hoạch cụ thể về của 1 bệnh viện để tham khảo rõ hơn.
KOKORO MEDICAL mong muốn nhiều bệnh viện Việt Nam nâng cao hơn nữa về giao tiếp ứng xử.
Kết nối y tế Việt – Nhật là sứ mệnh của KOKORO MEDICAL trong đó có kết nối chuyên gia để mang lại những giá trị thiết thực cho nhân viên y tế và phải phù hợp với Việt Nam. Nâng cao giao tiếp ứng xử, trước hết sẽ giúp nhân viên y tế làm việc hiệu quả nên chính chúng ta hưởng trước và sau đó người hưởng tiếp đến mới là người bệnh.
Qua quá trình làm việc chúng tôi may mắn đã hợp tác kết nối được với C-Plan một tổ chức đối tác đồng hành của các bệnh viện Nhật – với 26 năm chuyên sâu lĩnh vực y tế, chuyên tổ chức workshop nâng cao giao tiếp ứng xử, nâng cao dịch vụ người bệnh.
Tổ chức C-plan đã làm việc với hơn 1000 bệnh viện, hàng năm tổ chức hơn 300 buổi workshop off line trên toàn nước Nhật. Trong bối cảnh COVID tổ chức đã triển khai được cả mảng offline và online trên hệ thống phần mềm zoom.
Cô MICHIKO OSANO là CEO của C-plan đã và đang viết, xuất bản rất nhiều sách về lĩnh vực này.Có cả sách được nhà xuất bản của bộ y tế Nhật ấn định là ấn phẩm bảo tồn lưu trữ làm tư liệu cho các bệnh viện sử dụng đào tạo học tập.
KOKORO MEDICAL may mắn được tác giả và nhà xuất bản cho phép chuyển ngữ sang tiếng Việt các cuốn sách giá trị này, sẽ cố gắng hoàn thành chuyển ngữ nhanh nhất.
KOKORO MEIDICAL Mong muốn hỗ trợ đồng hành với các bệnh viên và anh em y tế ở Việt Nam.
Lưu ý: Nếu cảm thấy bài viết hay và bổ ích, các bạn có thể lấy làm tư liệu. Nhưng đề nghị các bạn phải ghi nguồn và chia sẻ link trang WEB cũng như link kênh youtube mà mình đính kèm cuối bài.
Hãy liên hệ với chúng tôi:
#こころメディ合同会社 💚KOKOROMEDICAL LLC💚 (Kết nối y tế Nhật Việt)
Rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia đa ngành và sự ủng hộ của cộng đồng.
Lĩnh vực hoạt động KOKORO MEDICAL
1. Tổ chức các lớp học ngắn và dài hạn cho các cán bộ y tế của 2 nước Việt Nam – Nhật Bản. 2. Cung cấp kênh thông tin và các bài học về Y tế Nhật Bản qua kênh youtube 3. Kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế. 4. Hỗ trợ biên phiên dịch tiếng Nhật-Việt. 5. Hỗ trợ người Việt khám và chữa bệnh tại Nhật.
🌱Vòng tay người bệnh: dụng cụ hỗ trợ để xác định đúng người bệnh chứ không khẳng định đó là đúng người bệnh.
Chắc hẳn tại bệnh viện anh chị đã sử dụng vòng đeo tay này có lẽ cũng gặp phải một số vấn đề như.
Người bệnh không muốn đeo hay từ chối đeo.
Bệnh nhân bị dị ứng với chất liệu.
Người bệnh còn lấy vòng của người khác đeo vào vì …sợ bị mắng, điều này vô cùng nguy hiểm. Vậy tại sao lại phát sinh ra những vấn đề như trên? Chúng ta thử nhìn nhận một vài khía cạnh sau và cùng suy ngẫm xem sao:
Nhân viên đã hiểu đúng về việc cần sử dụng vòng tay người bệnh chưa
Cách giải thích hướng dẫn với người bệnh đúng và phù hợp chưa
Vòng tay người bệnh có thực sự cần thiết hay đem lại hiệu quả cho công việc của nhân viên y tế chưa?
Giải pháp cải tiến có đưa ra kịp thời trên kết quả nghiên cứu thực tế từ khó khăn khi thực thi áp dụng đeo vòng người bệnh chưa?
Thông tin nào là cần thiết ghi trên vòng.vv..
Cùng xem trải nghiệm khó khăn, cải tiến của bv Nhật
Hai thời kỳ sử dụng vòng tay người bệnh.
🌱Thời kỳ 1: khi chưa phổ cập bệnh án điện tử, sử dụng vòng đeo tay tự viết tay, không có mã vạch
Những năm đầu sau tốt nghiệp viện mình đã sử dụng vòng đeo tay thủ công bằng việc dùng bút tự viết thông tin nên vòng
Họ và tên người bệnh
Ngày tháng năm sinh người bệnh
Giới tính, nhóm máu, khoa nhập viện
Đây là các thông số cần thiết, sẽ đeo sau khi nhập viện điều trị nội trú. Khi người bệnh được chụp chiếu hình ảnh, làm xét nghiệm hay làm các thủ tục hành chính, nhân viên y tế sẽ tiến hành xác nhận kiểm tra thêm thông qua vòng tay ngoài việc hỏi họ tên, ngày tháng năm sinh. Thông tin trên vòng tay này còn giúp cung cấp thông tin khi nhân viên không rõ người bệnh hoặc người bệnh không tự nói được, mất trí nhớ, lẫn..Nói chung thời đó chuyện phải đối chiếu để định danh đúng người bệnh theo quy trình: hỏi tên tuổi và xác nhận thông tin ở vòng đeo tay vẫn còn khá lỏng lẻo. Thời đó vòng tay đã được thiết kế sao cho khóa vòng sau khi lắp sẽ không tháo được. Màu khóa sẽ khác nhau để phân biệt người bệnh có bị truyền nhiễm, lưu ý gì không, hoặc có viện sẽ phân biệt theo nhóm máu. Vòng tay có các màu: đỏ, xanh, vàng, trắng tuy nhiên chưa thống nhất trên tất cả các viện.
🌱Giai đoạn 2: phổ cập quản lý mọi thứ từ vật tư bằng mã vạch, in mã vạch trên vòng đeo tay
Truyền thông và cái mốc để thay đổi.
Mình và các đồng nghiệp khác luôn nhắc, nhớ và nói đó là cái mốc của sự thay đổi bằng quản lý mã vạch. Khởi đầu là các bằi đăng tin liên tục về các vụ nhầm người bệnh mà có lẽ trước đó đã có nhưng chưa bị truyền thông phân tích bình luận nhiều. Đầu tiên là vụ tin của một bệnh viện khá lớn mổ nhầm người bệnh. Từ đó, những ca nhầm người bệnh bắt đầu bị đưa lên “mổ xẻ” dưới con mắt “xét nét” của truyền thông và dư luận. Người ta thống kê những ca sai sót, nguyên nhân, lỗ hổng y tế..vân vân các vấn đề sai phạm. Điều này đã làm cho nhà quản lý bệnh viện hay nhân viên y tế không thể làm ngơ. Cũng từ cột mốc này mà việc Quản lý bằng mã vạch trong bệnh viện bắt đầu được áp dụng. Có lẽ những bệnh viện tại Việt Nam đã/ đang sử dụng vòng tay quản lý bệnh nhân cũng đã hoặc đang trải qua những khó khăn này.
🌱Phổ cập bệnh án điện tử
Theo điều tra của bộ y tế Nhật 2017,có 1 con số đáng kinh ngạc về mức độ phủ sóng của bệnh án điện tử: trên 85% Bv trên 400 giường đã dùng bệnh án điện tử. Dù chưa có thống kê mới nhưng có thể nhận định ở thời điểm hiện tại 2020 thì chắc 100% bv trên 400 giường đã sử dụng bệnh án điện tử. Kèm theo đó là in mã vạch trên vòng đeo tay người bệnh, thêm vào đó các bv dùng bệnh án điện tử đều có thêm máy in để in
In vòng đeo tay người bệnh
In các mã vạch để dán nên mẫu bệnh phẩm và được link từ chỉ thị y lệnh
In các miếng dán cho thuốc truyền
Tự động hóa giúp tặng hiệu xuất giảm nhầm lẫn đến tối thiểu; ví dụ tại khoa lấy máu của khoa khám ngoại trú mỗi ngày lấy cả 1000 lần ở viện lớn: khi tự động hóa mẫu lấy máu được in và tự động chuẩn bị theo nội dung y lệnh có sẵn. Vì thế khi bệnh nhân tới làm thủ tục qua máy tự động sẽ tự động in và tự động dán bằng hệ thống tự động tránh những sai sót do nhầm lẫn của nhân viên khi thực hiện.
Sau khi đã được trải nghiệm làm việc tại nơi tiên tiến có dùng bệnh án điện tử, tiêu chuẩn chuyển việc của mình là sẽ chỉ chọn BV có sử dụng bệnh án điện tử. Ở BV sử dụng tích hợp quét mã vạch trên vòng người bệnh trên nhiều quy trình thì trong công việc hàng ngày nhân viên y tế bắt buộc phải đọc mã vạch trong quy trình được quy định cụ thể ví dụ:
Các bước cần làm khi truyền dịch hay truyền máu
Quét mã vạch số ID nhân viên y tế
Quét mã vạch in trên vòng đeo tay
Quét mã vạch in trên chai dịch truyền. Với truyền máu còn có vài loại mã vạch để xác nhận về thời hạn sử dụng và thông tin về bịch máu giúp xác nhận an toàn trong quy trình thực hiện.
Khi qua 3 công đoạn trên trên màn hình (hoặc máy tính, hoặc màn hình nhỏ cầm tay) sẽ hiện rõ y lệnh để có thể xác nhận lại trước khi thư thực hiện.
Nên có thể nói khi IT được áp dụng sâu vào công việc thì rất cần quét mã vạch trên vòng đeo tay. Ví dụ tại BV mình đã làm: máy đo nhiệt độ, huyết áp, đường huyết hay đo nồng độ oxi cũng tự động được ghi chép bào bệnh án nên cần quét mã vạch trước khi thực hiện.
Tại khoa khám bệnh chụp chiếu hay làm các xét nghiệm cũng cần quét mã vạch. Với người bệnh tự đi lại được thông thường để người bệnh tự đi xuống khoa khám bệnh chụp chiếu. Vì thế với kỹ thuật viên phòng chẩn đoán hình ảnh thì thủ tục quy trình là: Sau khi để bệnh nhân tự nói tên, ngày tháng năm sinh sẽ dùng máy quét mã vạch là cần thiết trong quy trình. May thay từ khi quản lý chặt chẽ vậy không còn nghe thấy truyền thông thông báo các vụ nhầm nghiêm trọng như trước kia. Khi có dịp vào các BV tuyến đầu (là nơi nghiêm ngặt chấp hành) sẽ nghe thấy các câu gần như thành câu cửa miệng và quen thuộc của NVYT như.
Bác có thể nói họ tên và ngày tháng năm sinh để chúng tôi xác định đúng người không?
Xin phép được quét mã vạch trên vòng đeo tay của bác
Trước khi chụp chiếu: Bác được Bs, dd giải thích sẽ chụp bộ phận nào chưa? …chúng ta sẽ chuẩn bị cho việc chụp CT.
Sau khi thay đồ bác để hết các tư trang vào trong tủ đựng, cầm theo chìa khóa và thẻ khám bệnh ID của bác vào phòng chụp. Tại đây sẽ xác nhận lại họ tên ngày tháng năm sinh và số thẻ ID (thẻ ID người bệnh tương ứng với mã vạch trên vòng tay) để tránh sai sót nhầm người.
Tại nơi lấy máu: Dự tính sẽ lấy …ống máu nhờ bác cùng xem xem có nhầm tên bác không?( cùng nb xem họ tên, tuổi ghi trên ống lấy máu)
Hội thoại trong giao tiếp ứng xử về xác định đúng người bệnh chắc thành câu quen thuộc nhất. Tại viện có dán nhiều tờ rơi về xác định người bênh, kêu gọi người bệnh cộng tác đeo vòng khi nhập viện. Hay tại các khu khác có khám tầm soát 1 ngày thì ngay từ đầu đã đeo vòng và mỗi công đoạn đều có kiểm tra. Từ đó đối với người bệnh chuyện đeo vòng, có hỏi tên tuổi ngày tháng năm sinh là tiêu chuẩn, thậm trí nhiều người bệnh chưa kịp hỏi, mới ngồi xuống nghế đã tự nói luôn. Nâng cao dần nhận thức của người dân và người dân cũng hiểu phần nào “đẳng cấp của bệnh viện” qua các việc nhỏ như thế. Cải tiến từ những việc rất nhỏ của NVYT góp phần gây dựng thương hiệu BV, thương hiệu là cái “hiệu” được “thương” anh chị nhỉ.
🌱Đeo vòng khi nào? Cách giải thích với người bệnh ra sao để nhận được sự cộng tác?
Cá nhân mình chưa gặp trường hợp người bệnh từ chối . Thông thường, các thông tin sẽ được in sẵn trên vòng . Nhân viên sẽ đem tới và giải thích cho người bệnh những phần họ còn băng khoăn. Đặc biệt là trong môi trường bệnh viện, việc giải thích cho người bệnh hiểu và chấp hành là một việc hết sức khó khăn. Mình xin nêu một ví dụ về đoạn hội thoại của nhân viên y tế với một bệnh nhân lớn tuổi:
Trong quá trình nhập viện rất mong bác sẽ cộng tác đeo vòng tay này với mục địch giúp hỗ trợ xác định đúng người trong mọi xét nghiệm, thủ thuật và kiểm tra và thủ tục hành chính.
Khi bác tiêm truyền, thuốc, chụp X-Quang làm thủ thuật, vào phòng phẫu thuật tất cả các thứ cần xác định chính xác đúng người. Ngoài hỏi tên, ngày tháng năm sinh, sẽ có quét mã vạch in trên vòng đeo tay này. Vì thế nó rất quan trọng và sẽ đeo suốt trong quá trình nhập viện.
Đây là vòng không thấm nước nên bác có thể tắm và không ảnh hưởng gì. Trường hợp vòng bị đứt, và bị tuột nhờ bác báo lại cho điều dưỡng hoặc nhân viên trong khoa để in vòng mới và đeo lại. Hoặc bác thấy bị dị ứng hay bất thường thì báo lại để cùng tìm giải pháp thay thế.
Trước khi đeo chúng ta cùng xác nhận lại thông tin trên vòng cùng đọc to: Nguyễn văn A, nam, 56 tuổi, nhóm máu o, sinh ngày … bác thấy có gì sai sót không.
Chọn tay hoặc chân để đeo tùy thuộc điều trị, chỉ để dưới 1,5 đốt ngón tay để không bị tuột vòng.
Trong thời gian nhập viện cháu là điều dưỡng phụ trách của bác nên có bất cứ việc gì thắc mắc khó khăn bác cứ kêu ạ.
Đó là thủ tục hành chính mình sử dụng suốt trong những năm qua và thấy rất thuận lợi. Theo mình ấn tượng giải thích ngay từ đầu khi đón bệnh nhân rất quan trọng. Tuân thủ quy định, quy trình là bảo vệ chính mình bớt rủi ro khi hành nghề.
🌱Quy định với trường hợp có lý do đặc biệt không đeo vòng: Có người bệnh dị ứng, phù tay hay da dễ bị tổn thương. Bệnh nhân nhi khi tìm vòng sẽ thức giấc nên bố mẹ của trẻ từ chối. Khi đó thống nhất giải pháp trong khoa như: dán vòng nên thẻ tên người bệnh ở đầu giường, dán ở bàn ăn của NB hay dán cây truyền dịch và thông báo khi giao ban.
🌱Những khó khăn thời gian đầu mới triển khai tại Nhật ra sao?
Chắc hẳn thời gian 1-3 năm đầu nhiều bệnh viện cũng gặp một số bất cập?
Cụ thể như thế nào ? viện anh chị có nghiên cứu, phân tích, báo cáo hay không?
🌱Đây là kết quả của 1 nghiên cứu tại Nhật, báo cáo năm 2012
Tại BV A, khoa nội, sau khi bệnh viện đưa vào sử dụng đeo vòng 3 năm vẫn còn thấy tình trạng bệnh nhân không đeo hay từ chối đeo và BV muốn hiểu rõ các vấn để, tiến hành nghiên cứu:
Khảo sát với nhân viên ở 2 bộ phận: tất cả điều dưỡng tại khoa nội 32 dd, và nhân viên khoa chẩn đoán hình ảnh 15 kỹ thuật viên
Khảo sát NB có đeo vòng không, thực hiện tại khoa nội và khoa chẩn đoán hình ảnh: tuần/lần, lặp lại 4 lần, để tổng kết làm rõ % NB không đeo vòng tay
🌱Kết quả thu hồi được các số liệu sau
Đối với người bệnh trong 4 ngày điều tra kết quả trên 174 người bệnh
174 người bệnh chia 3 nhóm và đánh giá số người có đeo vòng và không đeo vòng.
Trên tổng thể có 66% NB đeo vòng, 34% không đeo vòng
Cụ thể hơn: nhóm NB nằm liệt giường 37% không đeo, nhóm cần hỗ trợ có 44% NB không đeo và nhóm tự do đi lại 19% không đeo vòng.
Với nhân viên y tế sẽ khảo sát qua hình thức lấy y kiến không đề tên
Tại khoa 25 trên 32 dd trả lời về việc suy nghĩ vòng đeo tay có cần thiết không? 23 dd trả lời cần với lý do để nhận biết định danh chính xác người bệnh. 2 dd nói không cần vì đó không phải là phương tiện tuyệt đối để tránh nhầm nguời bệnh, phạm vi sử dụng ít: chỉ tuyệt đối dùng khi truyền dịch.
Phòng chẩn đoán hình ảnh
Tất cả 15 nhân viên trả lời cần thiết đeo vòng tay để hỗ trợ xác định người bệnh
Đối với người bệnh không đeo vòng sẽ có trở ngại gì ?– không đọc được mã vạch, không đánh giá được người bệnh và bất an vì hầu như không biết mặt người bệnh.
3. Xử lý với người bệnh không đeo vòng, đứt vòng, mất vòng không đồng nhất và theo đánh giá của cá nhân.
4. Ai là người cần sử dụng đến vòng đeo tay thì có nhiều câu trả lời như: tất cả nvyt cần, dd, kỹ thuật viên, bác sĩ, bộ phận hành chính.
Kết luận: Khi vận hành vòng tay người bệnh chưa làm rõ mục đích, tiêu chuẩn, cách thức vận hành chắc chắn sẽ gặp bất cập. Nhân viên chưa hiểu rõ dẫn tới đánh giá xử lý theo tiêu chuẩn cá nhân. Đánh giá lại sau khi đưa vào sử dụng, cải thiến lại quy trình tiêu chuẩn chưa được thực hiện và chính các nhân viên y tế chưa coi trọng tới việc cần thiết sử dụng dẫn tới việc giải thích với người bệnh chưa thấu đáo, xử lý nếu vòng bị tuột chưa thống nhất hay cả việc đánh giá đó là không cần thiết nhưng không đề xuất để có giải pháp thống nhất trong hệ thống bệnh viện.
Hi vọng các thông tin này giúp chúng ta có thêm thông tin để cải tiến tốt hơn.
Lưu ý: Nếu cảm thấy bài viết hay và bổ ích, các bạn có thể lấy làm tư liệu. Nhưng đề nghị các bạn phải ghi nguồn và chia sẻ link trang WEB cũng như link kênh youtube mà mình đính kèm cuối bài.
Hãy liên hệ với chúng tôi:
#こころメディ合同会社 💚KOKOROMEDICAL LLC💚 (Kết nối y tế Nhật Việt)
Rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia đa ngành và sự ủng hộ của cộng đồng.
Lĩnh vực hoạt động KOKORO MEDICAL
1. Tổ chức các lớp học ngắn và dài hạn cho các cán bộ y tế của 2 nước Việt Nam – Nhật Bản. 2. Cung cấp kênh thông tin và các bài học về Y tế Nhật Bản qua kênh youtube 3. Kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế. 4. Hỗ trợ biên phiên dịch tiếng Nhật-Việt. 5. Hỗ trợ người Việt khám và chữa bệnh tại Nhật.
Tại bệnh viện anh chị có quy định rõ về trang phục y tế không?
Có đề cử, cải tiến nên thay đổi trang phục y tế cho phù hợp với “thời đại” hay không?
Việc đào tạo, giáo dục liên tục về phong cách bề ngoài của NVYT ra sao?
Giải pháp đào tạo giáo dục đủ có cụ thể, dễ hiểu?
Khen thưởng, khuyến khích nhân viên tuân thủ quy định trang phục y tế ra sao ?
Cùng đọc để suy ngẫm, chúng ta sẽ học gì từ kinh nghiệm thực tế Nhật đã làm.
“Vẻ bề ngoài” của một người sẽ để lại ấn tượng sâu sắc cho người đối diện. Trong công việc, vẻ bề ngoài quyết định rất nhiều thứ, thậm chí ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Trang phục là một vật dụng đặc biệt để thể hiện rõ nét “vẻ bề ngoài”, dễ nhận biết về chức vụ, đặc trưng công việc đang làm và giúp chính bản thân chúng ta ý thức rõ hơn về nghề nghiệp. Trang phục của nhân viên y tế sẽ bao gồm “quần áo”, “giày”, “vật dụng đi kèm”, giúp phân biệt về chuyên môn đang đảm nhiệm như: bác sĩ, điều dưỡng, hay dược sĩ, kỹ thuật viên.v.v…
🌱3 lý do để giải thích về việc nên – cần mặc đồng phục y tế.
Giúp nhân viên ý thức về công việc: Môi trường bệnh viện thật đặc biệt, cởi đồng phục, ra khỏi viện, chúng ta tạm gác công việc và trở về đời sống thường ngày. Chúng ta cần lấy lại năng lượng để tiếp cuộc chiến: bởi vì Bệnh viện VN chúng ta vẫn trong tình trạng chiến đấu ở chiến trường như mới bị “oanh tạc”.
Giúp mọi nhân viên bình đẳng trong tổ chức: Khi tất cả đều mặc giống nhau thì sự phân biệt giai cấp giàu-nghèo cũng dường như hoàn toàn biến mất, giúp mọi người thoải mái hơn khi làm việc.
Đồng phục đảm bảo sự an toàn, thoải mái cho công việc, làm nên vẻ đẹp riêng của từng chuyên môn.
Cùng điểm các giải pháp cải tiến đang thực thi tại bệnh viện Nhật đào tạo, giáo dục về trang phục y tế và chúng ta cùng suy ngẫm học hỏi.
🌱Tại BV Nhật có quy định cụ thể hướng dẫn dễ hiểu về trang phục y tế cho nhân viên
Khi tuyển dụng NVYT được hướng dẫn cụ thể về phong cách ăn mặc và những quy định của bệnh viện. Đào tạo liên tục hàng năm qua các buổi học về giao tiếp ứng sử. Sẽ hướng dẫn NVYT cần:
Kiểu tóc – gọn gàng sạch sẽ, không nhuộm màu quá nổi trội.
Móng tay – cắt ngắn, không sơn móng, sơn gel
Đồ trang sức – chỉ được phép đeo nhẫn cưới, không đeo khuyên tai dây truyền
Trang điểm – phong cách tự nhiên, khỏe mạnh
Quần áo – không bẩn, không nhăn và giữ thơm tho
Giày, tất – đi giày có mũi, có đế màu trắng là chủ đạo.
Áo bên trong bên trong, ngoài đồng phục khi lạnh đơn giản một màu không họa tiết
Quy định trên làm nên vẻ đẹp của sự chỉnh chu của NVYT, tạo phong cách khỏe mạnh chuyên nghiệp để người bệnh an tâm và an toàn trong công việc. Đối với khối điều dưỡng bệnh viện đa số đổi đồng phục của điều dưỡng từ mặc váy dài sang quần áo, hoặc có thể để tự chọn.Dù váy dày hay quần và áo cũng 100% không sử dụng cúc cài khuy. Thay cài cúc sẽ 100% sử dụng khóa hoặc áo chui đầu cho cả nam và nữ.
Đọc Thông tư 45/2015/TT-BYT – QUY ĐỊNH VỀ TRANG PHỤC Y TẾ có viết: với điều dưỡng là… “Áo cổ 2 ve, cài cúc giữa”… tự nhiên đọc đến đó mình nghĩ: Lỡ NVYT nữ bị bung nút áo ngực thì sao? Tình huống đó chắc sẽ làm nhiều người bối rối. Thực tế BV anh chị còn dùng đồng phục cài cúc áo hay không?
Với các bác sĩ khi thăm khám, hay thăm bệnh cần mặc thêm 1 áo choàng blu trắng, tại Nhật nhìn chung mình cảm nhận hầu hết các bác sĩ đều cố gắng giữ vẻ bề ngoài sạch sẽ phong độ. Từ đó người bệnh, đồng nghiệp ngưỡng mộ và tôn trọng. Khi có tuổi đặc biệt là nữ các bác sĩ cũng cố gắng nhuộm tóc, hay giữ gìn vẻ đẹp của nữ giới như trang điểm, cố gắng đẹp hơn theo độ tuổi. Để học được BS ở Nhật đã có tiêu chuẩn như mình từng chia sẻ trước đây ở bài “Bác sĩ ở Nhật” anh chị có thể đọc lại ở link”; copy đường linh “bác sĩ ở Nhật”
Vì thế với bác sĩ nam thì vốn rất nhiều người cao, dáng chuẩn nên dù có tuổi sẽ là thêm tri thức, thêm tuổi nghề giúp các bác sĩ phong độ hơn, càng được ngưỡng mộ hơn. Với BS tay nghề vẫn mãi là “chìa khóa vàng” cho tiêu chuẩn đánh giá. Thử suy nghĩ xem để đạt học vị cao chắn chắn cần sự trợ giúp của rất nhiều đồng nghiệp. Vì thế vẻ bề ngoài cũng giúp bs thuận lợi hơn trên con đường đạt học vị. Gặp giáo sư chính hiệu mình thấy cảm thụ được ngay từ phong cách bề ngoài đều có phong thái nhìn đã thấy hào quang trí thức.
🌱 Nhật không ngừng cải tiến, thay đổi trang phục y tế đặc biệt thấy rõ ở điều dưỡng.
Mọi NVYT thống nhất đều phải đi giày có mũi, có đế để đảm bảo an toàn trong môi trường bệnh viện. Với khối điều dưỡng thì có lẽ thay đổi lớn là mũ và quần áo. Điều dưỡng không còn đội mũ, tỷ lệ chuyển từ mặc váy dài sang quần áo nhiều hơn.
Tản nạn đôi chút về mũ của điều dưỡng: Tại Nhật đối với sinh viên điều dưỡng, có một nghi thức được coi là khá long trọng: “LỄ TRAO MŨ” cho các sinh viên. Y như trong những bộ phim cổ xưa: mỗi sinh viên sẽ cầm 1 ngọn nến và đi đến để nhận mũ. Nghi thức này sẽ giúp sinh viên ý thức được sứ mệnh và trọng trách nghề nghiệp mà bản thân đã chọn, đồng thời là cũng là đánh dấu sự chuẩn bị cho một hành trình dần hoàn thiện để chính thức trở thành người điều dưỡng. Ngọn nến như hành trình chăm sóc người bệnh âm thầm và lặng lẽ, soi đường trong đêm tối, tận tâm với người bệnh. Nhận mũ là một buổi lễ long trọng mang nhiều ý nghĩa. Nhưng trên thực tế, cá nhân mình thì lại rất không thích việc phải đội mũ khi làm việc. Lý do là bởi:
Bất tiện ảnh hưởng đến công việc, thậm chí còn cản trở công việc.
Mất vệ sinh vì đâu có giặt thường xuyên, có thể là nguồn lây nhiễm mầm bệnh.
Trước đây đội mũ nhằm giúp tóc được gọn gàng nhưng trên thực tế, đặc biệt là với các nhân viên nữ, nếu “vơ” hết tóc lên để đội mũ thì trông sẽ rất “kì cục”, còn nếu không làm như vậy, thì hoặc sẽ phải dùng rất nhiều kẹp, ghim giúp tóc gọn và vẫn đảm bảo tính thẩm mĩ nhưng như vậy sẽ khiến da đầu rất đau và khó chịu nếu sử dụng trong thời gian dài, hoặc không dùng kẹp, ghim thì đội lên đầu chỉ có tác dụng “trang trí”,
Nam giới đội mũ gì nhìn cũng “giảm độ đẹp trai”
Khi coi các phim truyền hình trong bệnh viện có nói khá nhiều về chức vụ khi nhìn trên mũ: ví như 1 vạch là điều dưỡng trưởng nhóm, 2 vạch là điều dưỡng trưởng khoa, 3 vạch là điều dưỡng trưởng bệnh viện. Hóa ra quyền lực thể hiện ở trên đầu của người điều dưỡng. Thế rồi phong trào bỏ mũ được khởi động với các lý do mình viết ở trên.
Từ khi còn là sinh viên mình đã ước giá không phải đội mũ. Chắc hẳn sẽ có nhiều điều dưỡng giống mình là “không thích đội mũ” hay có suy nghĩ “nên chăng bỏ đội mũ của điều dưỡng”. May mắn thay thời điểm mình ra trường đi làm phong trào bỏ mũ thực hiện với các lý do ở trên và mình thấy hài lòng về việc “không đội mũ”.
🌱Hình ảnh nhân viên y tế được truyền thông đại chúng quảng bá rất tốt
Phim truyền hình dù có cường điệu đôi chút nhưng mô tả rất thật về thực trạng y tế, truyền tải “đề tài nóng” và đôi khi là xây dựng nên một “hình mẫu” lý tưởng. Hình mẫu của “bác sĩ, điều dưỡng”, xã hội đặt kỳ vọng vào hình mẫu đó rồi điều kỳ vọng ấy rồi cũng thành hiện thực. Phim cũng thể hiện khá rõ đời sống thực tế thời điểm làm phim. Ví dụ tại Nhật những năm đề cao vận động cấp cứu bằng trực thăng lập tức 1 số phim về đề tài này ra đời. Khi đẩy mạnh trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán, hay khi phổ cập bệnh án điện tử, đưa robot vào ứng dụng hay cả kiện tụng cũng vậy, nhiều bộ phim có nhiều bối cảnh liên quan nhấn mạnh các đề tài này được dựng nên. Phim về bệnh viện luôn được khai thác triệt để và luôn hot.
Thông qua các nhân vật trong phim cũng giúp ích truyền tải khá nhiều giúp xây dựng hình ảnh, phong cách làm việc. Từ bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ hay các nhân viên y tế khác được dựng rất sát và chi tiết. Các chuyên gia hỗ trợ trong khi quay phim là chuyên gia đầu ngành, nơi quay các cảnh quay là bệnh viện thực, vì thế trở nên thực tế, hấp dẫn. Phim cũng giúp người dân hiểu hơn về công việc chuyên môn của các nhân viên y tế qua phim ảnh. Điều đó thật tuyệt vời. Qua phim người bệnh và gia đình cũng gián tiếp được giáo dục, giúp có một kiến thức nhất định. Điều đặc biệt thông điệp luôn thấy ở tất các phim truyền hình về đề tài bệnh viện là OMTENASHI – tận tâm. Tận tân của đồng nghiệp với nhau, của tập thể với NVYT, tinh thần đồng đội team làm việc. Thấy được tận tâm của nhân viên y tế với người bệnh, đó là thông điệp sẽ luôn làm người xem ấm lòng – cái tình người thì muôn thủa đều không cũ.
Ngoài phim thì hình minh họa kiểu truyện tranh tiếng nhật hay gọi là “IRASUTO” thể hiện rất rõ xu hướng và sự thay đổi rõ nét qua thời gian của từng giai đoạn. Truyện tranh là nét văn hóa đặc trưng của Nhật. Mình rất yêu các hình mình họa này và trong tất cả các tài liệu hướng dẫn sử dụng trong bệnh viện đều sử dụng hình minh họa truyện tranh. Chi tiết dễ hiểu và còn giúp ích xoa dịu tinh thần người bệnh. Tài liệu KOKORO MEDICAL làm cũng vậy sẽ theo phong cách đặc trưng.
🌱Đàotạo giáo dục nhân viên duy trì vẻ đẹp bề ngoài ở BV Nhật
Đặt ra luật vô cùng dễ, duy trì nó mới là việc khó. Thêm vào đó lại cần thay đổi, cải tiến cho phù hợp. Trong các khoa luôn có một khu, thông thường khu này sẽ được đặt ở gần phòng chờ chung. Tại đây thường treo ảnh kèm tên nhân viên y tế trong khoa, biểu dương các nhân viên có hình tượng đẹp, có phấn đấu đóng góp. Với mỗi người bệnh nhập viện điều dưỡng ngoài giới thiệu hướng dẫn khoa (phòng vệ sinh, phòng tắm, buồng bệnh, tiện ích…) sẽ giới thiệu luôn khu trưng bày này. Khu giới thiệu này sẽ trưng luôn một số thư cảm ơn của người bệnh. Đây là một việc dù nhỏ nhưng tinh tế giúp nhân viên “yêu khoa” mình đang làm việc, sẽ vui hơn khi được người bệnh nhắc tới hay vô tình khen. Khen thưởng và khiển trách là cả một nghệ thuật và cần được thống nhất lên quy trình mới giúp quản lý tốt và duy trì lâu dài được. Nó vô cùng cần thiết để “giữ lửa” và tạo tinh thần làm việc tốt cho nhân viên.
Trong mục đào tạo và giáo dục mỗi năm có 1- 2 lần đánh giá nhân viên, thường thực hiện trước đợt thưởng. Trong các câu hỏi đánh giá mọi mặt có một số câu đánh giá liên quan đến “phong cách bề ngoài” của nhân viên y tế, sự tuân thủ quy định và ý thức chấp hành cùng hỗ trợ đồng nghiệp. Nội dung đánh giá mọi NVYT sẽ trải qua:
Bước 1: NVYTsẽ tự đánh giá bản thân
Bước 2: cấp quản lý đánh giá (trưởng khoa hoặc cấp quản lý gần nhất)
🌱Hình ảnh điều dưỡng ở BV VN giống Nhật trước đây chăng?
Trước đây, có thể do mạng xã hội chưa phát triển, mình ít khi thấy hình ảnh các điều dưỡng xuất hiện nhưng tiềm thức thì nghĩ điều dưỡng không đội mũ. Nhưng thời đại internet, Facebook phát triển nên mình thường xuyên thấy hình ảnh các bạn trẻ, các đồng nghiệp điều dưỡng mặc váy (với nữ) , đi dép sandal hoặc mỗi người sẽ đi một kiểu giày, đặc biệt hình ảnh đội mũ có vẻ thấy khá nhiều… làm mình nhớ tới hình ảnh của các bệnh viện trước đây của Nhật. Có lẽ do qui định về trang phục, đồng phục của bệnh viện Việt Nam chúng ta vẫn chưa yêu cầu cụ thể chăng, và liệu có nên – cần thay đổi. Nên chăng cải tiến phong cách bề ngoài để trong chúng ta năng động, tự tin và có phong cách chuyên nghiệp hơn nữa???
Hy vọng với khảo sát thực tế trên sẽ giúp chúng ta cùng nhìn nhận và suy nghĩ để từng bước cải tiến để xây dựng tốt tổ chức tốt hơn nữa. Hãy tận tâm, hãy team work và đừng đổ lỗi cho sếp, mỗi cá nhân nếu thay đổi từ những việc nhỏ tổ chức sẽ lớn mạnh.
Lưu ý: Nếu cảm thấy bài viết hay và bổ ích, các bạn có thể lấy làm tư liệu. Nhưng đề nghị các bạn phải ghi nguồn và chia sẻ link trang WEB cũng như link kênh youtube mà mình đính kèm cuối bài.
Hãy liên hệ với chúng tôi:
#こころメディ合同会社 💚KOKOROMEDICAL LLC💚 (Kết nối y tế Nhật Việt)
Rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia đa ngành và sự ủng hộ của cộng đồng.
Lĩnh vực hoạt động KOKORO MEDICAL
1. Tổ chức các lớp học ngắn và dài hạn cho các cán bộ y tế của 2 nước Việt Nam – Nhật Bản. 2. Cung cấp kênh thông tin và các bài học về Y tế Nhật Bản qua kênh youtube 3. Kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế. 4. Hỗ trợ biên phiên dịch tiếng Nhật-Việt. 5. Hỗ trợ người Việt khám và chữa bệnh tại Nhật.
Mặc dù không phải là nơi phát minh ra quy trình chuyên môn nhưng Nhật bản có là nơi thích cải tiến và sửa đổi để phù hợp với nền y tế tại đây và được thực hiện từ sau 1994. qua hơn 20 năm phát triển, phổ cập QTCM, Nhật gần như đã hoàn thiện QTCM và đang tiếp tục cải tiến.
Lịch sử phát triển đó được trải qua 3 thời kỳ đó là:
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN, GIÁO DỤC NGƯỜI BỆNH DỄ HIỂU, THỐNG NHẤT
TÀI LIỆU HIỆU QUẢ ĐỒNG NHẤT, GIẢM CHI PHÍ, ĐẢM BẢO THỐNG NHẤT CHẤT LƯỢNG ĐIIỀU TRỊ
TÀI LIỆU LIÊN THÔNG – SỬ DỤNG CHUNG GIỮA CÁC BỆNH VIỆN
Thời kỳ 1: xây dựng TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN, GIÁO DỤC NGƯỜI BỆNH MỘT CÁCH DỄ HIỂU, THỐNG NHẤT
Thời điểm trước những năm 2000, cụm từ Informed consent, Cancer notification được nhắc đến rất nhiều, đặc biệt là việc Informed consent, Cancer notification như thế nào cho phù hợp. Khi đó, chuyện không thông báo ung thư cho người bệnh vẫn còn được biết tới nhưng chỉ vài năm sau điều ấy đã không còn. Lý do là bởi trong các bệnh viện, cơ sở y tế đã bắt đầu sử dụng những Qui trình chuyên môn(QTCM) giúp cho việc giải thích, hướng dẫn giáo dục người bệnh đạt được những hiệu quả nhất định và ngày càng được đề cao. Các bệnh viện bắt đầu chạy đua trong công cuộc xây dựng QTCM, rồi hiệp hội QTCM Nhật bản – Japanese Society for Clinicl Pathway ra đời. Internet phổ cập, các bệnh viện có nguồn tài liệu tham khảo tốt và dễ dàng hơn, người bệnh cũng thấy dễ tra cứu và hiểu biết hơn, đồng lòng phối hợp cùng cố gắng tham gia giúp nâng cao hiệu quả điều trị. Thống kê về việc sử dụng QTCM năm 2017 của Japanese Society for Clinicl Pathway cho thấy tỉ lệ sử dụng nên tới 41%. Tỷ lệ sử dụng QTCM cũng được thêm vào chỉ số đo lường chất lượng QI và rất được đề cao. Bản quy trình chuyên môn dành cho người bệnh có các mục cụ thể, bao gồm các cột như sau:
Cột ngang thể hiện theo thời gian ví dụ: trước nhập viện, ngày nhập viện, trước phẫu thuật, sau phẫu thuật, ngày 1, 2…ngày xuất viện. Có bản ngắn như giải thích về gây mê, nhập viện 1 đêm 2 ngày hay bản dài 3-4 tuần tùy theo tính chất điều trị của bệnh.
Cộc dọc: là nội dung điều trị quan trọng nhất là đặt mục tiêu cần đạt được và tương ứng với mục tiêu đó sẽ có hướng dẫn cụ thể về: kiểm tra, xét nghiệm, ăn uống, truyền dịch, thuốc, an dưỡng, vệ sinh và mục giải thích để tương ứng với các cột dọc sẽ thấy được tiến trình của điều trị một cách khoa học và rất dễ hiểu.
Khối ngoại khoa là khối sử dụng QTCM nhiều nhất. Lý do có lẽ thể nói tất cả quá trình điều trị khối ngoại khoa đều trải qua các giai đoạn, có quy trình rõ ràng cụ thể như.
Khám và làm các xét nghiệm cần thiết trước khi điều trị
Nhập viện, phẫu thuật
Trở lại dần cuộc sống trước phẫu thuật như ăn uống, hoạt động… dần hồi phục ổn định và xuất viện
Dựa trên khung quy trình điều trị đó mà QTCM là bản hướng dẫn giáo dục thiết thực cho người bệnh. Thời kỳ đầu, các bản QTCM vẫn còn khá sơ sài và nhiều phần vẫn chưa đi tới chi tiết, song qua thời gian dài không ngừng cải tiến và cập nhật, đến nay, các hệ thống bảng QTCM đã trở nên vô cùng khoa học, rõ ràng, cụ thể. Được coi là tài liệu dễ hiểu dành hướng dẫn giáo dục người bệnh.
Cá nhân mình nghĩ rằng, những bản QTCM dành cho người bệnh này cũng sẽ rất thiết thực đối với cả các BV Việt Nam. Giúp ích nhiều cho nhân viên y tế khi thực hiện hướng dẫn giáo dục người bệnh, giúp nhìn xuyên thấu một quy trình từ khi nhập viện tới khi ra viện.
Thời kỳ 2: xây dựng TÀI LIỆU HIỆU QUẢ ĐỒNG NHẤT, GIẢM CHI PHÍ, ĐẢM BẢO THỐNG NHẤT CHẤT LƯỢNG ĐIIỀU TRỊ
1996 Nhật bắt đầu thảo luận về hình thức chi trả chọn gói DPC/PDPS(DPC/PDPS:Diagnosis Procedure Combination /Per-Diem Payment System) có thể giải thích là hình thức chi trả chọn gói theo từng bệnh trong quá trình nhập viện điều trị và đưa vào áp dụng thí điểm từ năm 1998 đến năm 2003 thì chính thức phổ biến. Tháng 4/2020 đã có 1757 Bv đủ tiêu chuẩn và áp dụng chế độ thu phí theo hình thức này. Hoạt động y tế nhóm lấy người bệnh làm trung tâm được đề cao và vì thế thống nhất trước quy trình điều trị để cả team y tế sẽ có được 1 một quy chuẩn chung. QTCH bản dùng chung cho các nhân viên y tế được phát triển, cải tiến. Điều này giúp mang lại những lợi ích không nhỏ như sau:
Tiết kiệm thời gian viết y lệnh, quản lý thuốc dịch và tiêu hao vật tư đựơc quy chuẩn
Sự chênh lệch trong hiệu quả điều trị giữa bác sĩ trẻ hay dày dặn kinh nghiệm không còn.→ Rút ngắn khoảng cách về việc so sánh hiệu quả trong điều trị giữa các bác sĩ trẻ với những bác sĩ dày dạn kinh nghiệm.
Giảm tải công việc cho các điều dưỡng. Khi có bản thông tin, y lệnh rõ ràng sẽ giúp các nhân viên y tế khác dễ dàng tham khảo, theo dõi thông tin về điều trị và tình trạng người bệnh để hỗ trợ giáo dục đúng thời điểm và đúng cách.
Dù còn một số hạn chế khi vận hành bản QTCH dùng chung cho nhân viên y tế nhưng lợi ích thu được lớn hơn nên các bệnh viện vẫn đang duy trì và bước vào giai đoạn cải tiến để nâng cao chất lượng hơn nữa.
Kokoro Medical vẫn luôn hy vọng, một ngày không xa, ở các Bệnh Viện của Việt Nam cũng sẽ hoàn thiện được bản QTCM dành cho nhân viên y tế và đưa vào hoạt động có hiệu quả, như vậy sẽ giúp các anh chị em nhân viên y tế bớt vất vả đi nhiều, đặc biệt là giảm thiểu công việc của các bác sĩ, khối điều dưỡng như chúng mình cũng rất dễ làm việc.
Thời kỳ 3: xây dựng TÀI LIỆU LIÊN THÔNG – SỬ DỤNG CHUNG GIỮA CÁC BỆNH VIỆN
Đa số nhiều bệnh cần theo dõi lâu dài, sự phân cấp vai trò trách nhiệm của bệnh viện tuyến trên và tuyến dưới được đề cập. Người bệnh cũng có nguyện vọng nhu cầu được các bác sĩ ở cả hai tuyến hỗ trợ theo dõi lâu dài tạo nên sự tiện lợi và an tâm trong việc theo dõi bệnh. Vì thế xây dựng bản QTCM theo dõi liên thông đặc biệt thiết thực cho cả bệnh viện và người bệnh. Theo mình tìm hiểu thì ở Việt Nam đang hoàn thiện xây dựng các bệnh viện vệ tinh, cá nhân mình nghĩ rằng điều này thực sự là cần thiết. Phát triển các bệnh viện vệ tinh thì việc có bản QTCM hoàn chỉnh sẽ càng khiến công tác khám, điều trị, theo dõi trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. đặc biệt, hiệu quả làm việc của phòng công tác xã hội hay phòng chỉ đạo tuyến sẽ được nâng cao đáng kể, sự hài lòng của người bệnh thì khỏi phải bàn.
*Lưu ý: Nếu cảm thấy bài viết hay và bổ ích, các bạn có thể lấy làm tư liệu. Nhưng đề nghị các bạn phải ghi nguồn và chia sẻ link trang WEB cũng như link kênh youtube mà mình đính kèm cuối bài.
Hãy liên hệ với chúng tôi:
#こころメディ合同会社 💚KOKOROMEDICAL LLC💚 (Kết nối y tế Nhật Việt)
Rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia đa ngành và sự ủng hộ của cộng đồng.
Lĩnh vực hoạt động KOKORO MEDICAL
1. Tổ chức các lớp học ngắn và dài hạn cho các cán bộ y tế của 2 nước Việt Nam – Nhật Bản. 2. Cung cấp kênh thông tin và các bài học về Y tế Nhật Bản qua kênh youtube 3. Kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế. 4. Hỗ trợ biên phiên dịch tiếng Nhật-Việt. 5. Hỗ trợ người Việt khám và chữa bệnh tại Nhật.
Bệnh viện anh chị có bảng mẫu đánh giá té ngã không?
Anh chị suy nghĩ như thế nào về đánh giá té ngã?
🌱Kinh nghiệm trong quá trình làm việc tại Nhật
Trong suốt hơn 15 năm làm việc tại bệnh viện ở Nhật, mình cũng phải làm ca đêm nhiều. Nếu hỏi có thích làm đêm không thì có thể nói là sau khi có con sẽ không thích nhưng hồi trẻ thì ngược lại. Hồi ấy mình thường làm 6 buổi ca đêm và 8-9 buổi ca ngày và thấy làm đêm rất thoải mái. Làm đêm là ít phải tiếp xúc với nhiều đồng nghiệp, Ít phải tất bật với đủ các loại xét nghiệm, thủ thuật, có thể tự do lo liệu theo cách của riêng mình và hơn thế nữa trợ cấp làm đêm giúp có thêm đồng ra đồng vào tiêu sài. Trẻ, khỏe, thời gian ban ngày có thể tự do làm mọi việc mình thích. Có lần tan ca trực lái xe ra bãi biển tắm và chơi, nghỉ ngơi, đi tắm suối nước nóng thư giãn. Đi thư viện, đến lớp talk tiếng anh chuyện phiếm với mấy anh Mỹ, Canada nên thời gian mà thiên hạ đi làm thì mình lại ung dung, làm việc mình thích.
Tuy nhiên làm đêm cũng sẽ có những mặt yếu và vất vả trong đó có việc dính phải ngày bệnh nhân nhập viện buổi đêm liên tiếp. Điều này phụ thuộc vào ngày đó có phải là ngày mà bệnh viện đến lượt luân phiên tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu hay không. Nói 1 cách dễ hiểu thì sẽ như thế này: nếu là bệnh viện cấp 3 thì khoa cấp cứu luôn sáng đèn 24 giờ, nhưng nếu là bệnh viện cấp độ 2 thì các bệnh viện sẽ luân phiên tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu buổi đêm theo lịch trong tháng. Có nghĩa là nếu đúng ngày đến lịch tiếp nhận cấp cứu thì có những đêm tiếp nhận 3-4 bệnh nhân cấp cứu, rồi nhập viện. Mình lại hay làm ở các khoa phụ trách nhập viện buổi đêm, thế nên cứ đón người bệnh nhập viện sẽ đi toi cả giờ nghỉ, coi như đêm đó thức trắng.
Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác dẫn đến không được chợp mắt tí xíu khi trực đêm đó là những khi có người bệnh bị ngã trong ca trực đêm. Chứng kiến người bệnh bị ngã rồi gãy xương, đặc biệt là các cụ già mà gẫy xương háng thì quả thật rất rất nghiêm trọng. Hay nếu ngã đập đầu thì kể cả giữa đêm cũng có thể sẽ cho chụp CT ngay. Không thiếu những ca kiện tụng liên quan đến té ngã của người bệnh. Ở Viện Nhật không mấy khi phải cân nhắc chi phí cho từng xét nghiệm của người bệnh, bác sĩ đánh giá cần thiết là có thể cho chụp chiếu, điều này sướng hơn BV ở VN rất nhiều. Khi có bệnh nhân té ngã thì sau ca trực điều dưỡng phải ở lại viết báo cáo, nghĩ phương án giải pháp giúp cải thiện tái phát. Thật tình thì việc viết báo cáo là một điều chả có gì thú vị, tuy nhiên không thể phủ nhận nhờ việc viết báo cáo và chia sẻ thông tin là cơ hội tạo điều kiện để nhân viên tự nhận thức nâng cao nghiệp vụ và cố gắng hơn để không có những tai nạn nghiêm trọng, giảm dần những rủi ro té ngã cho người bệnh. Qua nhiều năm mình cũng thấy bản đánh giá té ngã đã được hệ thống và mẫu đánh giá cũng rõ và dễ hiểu hơn trước (ở Nhật sẽ là rơi, té ngã: có lẽ do dân số già nên các cụ rơi từ trên giường xuống nó cũng nguy hiểm ngang với việc té ngã).
Tuổi thọ của Nhật đứng top thế giới với tuổi thọ trung bình rất cao; 86 tuổi đối với cụ bà, 81 tuổi đối với cụ ông: điều đó đủ hiểu là trong viện toàn các cụ già. Có thể nói 1 sự thật là y tế Nhật đã kéo dài tuổi thọ của toàn dân lên vài tuổi là đúng. Những năm cuối đời của các cụ thì thời gian nhập viện, lặp đi lặp lại việc nhập viện và thậm chí sống ở bệnh viện không phải là hiếm. Không ăn được thì đặt ống thông dạ dày, không được nữa thì dùng truyền dinh dưỡng liều cao qua tĩnh mạch trung tâm. Không thở được thì cắm máy thở, thận hư thì chạy thận…đủ các loại can thiệp hỗ trợ giúp kéo dài cuộc sống nhưng sống thế nào lại là một phạm trù khác. Có nhiều trăn trở để định nghĩa thế nào là hạnh phúc ở tuổi già, nên thế nào cho tốt khi trực tiếp làm việc ở nơi quá hiện đại, tiện nghi như ở Nhật. Trong bệnh viện sẽ cần xác nhận với hầu hết người bệnh đặc biệt là người cao tuổi về việc nếu có thay đổi cần cấp cứu thì có cho dùng máy thở không? Có can thiệp để kéo dài sự sống không? Bởi lẽ lỡ cho dùng máy thở rồi thì theo luật không rút được nên cần cân nhắc kỹ và nói chung cách suy nghĩ và cách giải thích của bác sĩ ảnh hưởng nhiều đến quyết định của người bệnh và gia đình họ. Chắc sẽ viết thêm ở một bài khác.
🌱 Trở lại với chủ đề té ngã.
Thông thường khi nhập viện tất cả người bệnh đều được đánh giá nguy cơ ngã qua 10 mục chính để đánh giá mức độ nguy cơ té ngã ra sao cụ thể như:
Độ tuổi, tiền sử bệnh, chức năng giác quan, chức năng vận động, vùng hoạt động, khả năng nhận thức, yếu tố môi trường, ảnh hưởng thuốc, vệ sinh và gọi chuông điều dưỡng. Mỗi hạng mục sẽ được chấm điểm để đánh giá người bệnh đó thuộc mức nào, và có phân cấp theo 3 mức độ.
Nguy hiểm độI (0 ~ 5 điểm) … Có khả năng bị ngã
Nguy hiểm độ II (6 ~ 15 điểm) … Có rủi ro rơi, ngã
Nguy hiểm độ III (trên 16 điểm) … Hay bị rơi, ngã
🌱 Đánh giá có cần thiết không?
Mình nghĩ là cần thiết. Tại nhật 100% người bệnh sẽ được đánh giá lần đầu vào ngày nhập viện, và sau đó điều dưỡng phụ trách chỉ định lại ngày tái đánh giá. Khi có thay đổi trong khi nhập viện cũng sẽ đánh giá để đưa ra các giải pháp phù hợp.
🌱Sau khi đánh giá điều dưỡng làm gì?
Chia sẻ thông tin với các điều dưỡng và ở khoa khác với bác sĩ phụ trách.
Giải thích với người bệnh và người nhà của họ, để bệnh nhân họ hiểu và cộng tác chú ý, người nhà cũng sẽ thông cảm nếu lỡ có bị ngã.
Đi tìm giải pháp: cụ thể sẽ tùy thuộc vào mục chấm điểm nhưng có thể kể ra là
Điều chỉnh để bệnh nhân ở gần phòng điều dưỡng
Điều chỉnh thời gian uống thuốc lợi tiểu, thời gian truyền dịch buổi đêm thậm chí không truyền buổi đêm.
Đặt toilet di động hay hỗ trợ để người bệnh tiểu buổi đêm ở cạnh giường
Đặt tấm thảm cảm ứng ở cạnh giường với bệnh nhân lẫn
Bỏ giường để bệnh nhân nằm nệm để trên sàn nhà.
Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng giày đế nhẹ có chống trượt loại hay dùng khi hồi phục chức năng…
Cuối cùng quan trọng hơn cả là mỗi điều dưỡng hay nhân viên chăm sóc đều ý thức là bệnh nhân nào có khả năng té ngã cao để cùng hỗ trợ phòng tránh. Vì thế việc chia sẻ thông tin, giải thích hướng dẫn người bệnh là việc vô cùng quan trọng.
🌱 Bệnh viện anh chị có đánh giá té ngã không?
🌱 Có biểu mẫu triển khai đánh giá té ngã không?
🌱 Đã hướng dẫn nhân viên thực hiện hay giải thích với người bệnh không?
Xin phép chia sẻ biểu mẫu mà qua nhiều năm Nhật cải tiến và “chốt hạkhông còn thay đổi” vào thời gian gần đây. Hàng năm Nhật vẫn có những buổi chia sẻ thông tin những ca té ngã và cả kiện tụng về vấn đề này. Mỗi chúng ta khi làm công việc liên quan đến tính mạng con người hãy cố gắng ý thức để phòng tránh rủi roc ho người bệnh. Mỗi cải tiến nhỏ đều giúp ích ai đó và dần dần “góp gió thành bão”. Tham khảo biểu mẫu để có hướng cải tiến và đưa vào ứng dụng phù hợp. Rồi cũng đến lúc BV VN triển khai chăm sóc toàn diện, cũng vướng vào kiện tụng hay bị người nhà khiếu nại về té ngã. Những gì diễn ra tại nhật 20-30 năm sẽ lặp lại ở Việt Nam.
Anh chị có thể tải biểu mẫu đánh giá té ngã dùng trong bệnh viện Nhật để tham khảo theo link:
Với vai trò là lãnh đạo hay cấp quản lý anh chị nghĩ việc đánh giá chất lượng có quan trọng và cấp thiết không?
Với vai trò là nhân viên y tế anh chị có suy nghĩ hay hiểu về đánh giá chất lượng bệnh viện không?
Công việc thường ngày của chúng ta đóng góp gì trong công việc đánh giá chất lượng bệnh viện?
Bài chia sẻ hôm nay KOKORO MEDICAL muốn cung cấp một chút thông tin về đánh giá tiêu chuẩn bệnh viện Nhật.
🌱JQ TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU CỦA NHẬT BẢN
JQ là tổ chức đánh giá chức năng bệnh viện phổ biến nhất tại Nhật được khởi đầu từ năm 1976do một nhóm các bác sĩ có tâm nguyện muốn nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Qua nhiều thời kỳ cải tiến vànâng cao quy mô của tổ chức thì đến năm 2013 dưới sự chứng Nhận của hai tổ chức IAP (International Accreditation Programme) , ISQua (International Society for Quality in Health Care).
JQ hiện tại đã là một tổ chức có uy tín về đánh giá chất lượng bệnh viện phù hợp với nền y tế của Nhật Bản. Một nền y tế hướng tới toàn dân và không phân giai cấp. Đặc biệt là các bệnh viện đều phải gồng mình để tự phải cân nhắc việc kinh doanh thu chi để duy trì hoạt động cung cấp dịch vụ y tế. Năm 2010 có hơn 30% bệnh viện tham gia đánh giá chất lượng của JQ và đến hiện tại là tháng 8/2020 trong 8273 bệnh viện có 2150 bệnh viện tham gia và đánh giá định kỳ. Có thể nói gần 100% các Bệnh viện chỉ định đặc biệt (bệnh viện cấp độ 3). Bệnh viện chăm sóc sức khỏe nhân dân địa phương đều tham gia đánh giá chất lượng của tổ chức JQ này.
🌱 Để hiểu về hệ thống phân cấp bệnh viện Nhật Bản thì đơn giản là có thể phân cấp theo 2 loại:
🌼 Thứ Nhất theo tổ chức thành lập sẽ có 4 hạng bệnh viện : 1. Bệnh viện do các bộ như bộ y tế, bộ lao động thành lập. 2. Bệnh viện trực thuộc các trường đại học y khoa: Quốc lập, công lập, và tư thục thành lập và vận hành. 3. Bệnh viện do các tổ chức công lập của các tỉnh thành lập, chỉ đạo vận hành 4. Bệnh viện thuộc các tổ chức tư nhân thành lập và vận hành
🌼 Thứ hai đánh giá theo chức năng bệnh viện để phân cấp sẽ có 3 loại:
1. Bệnh viện chỉ định đặc biệt (cách gọi khác là bệnh viện cấp 3) là các bệnh viện có trên 400 giường bệnh nhập viện với các thiết bị tối tân phục vụ cho cả nghiên cứu giảng dạy và điều trị. Trên toàn quốc có 85 bệnh viện, Tokyo có 14 bệnh viện và các tỉnh lân cận có 27 bệnh viện. Tại đây sẽ cấp cứu 24 giờ và luôn luôn đáp ứng để hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới. 2. Bệnh viện chăm sóc sức khỏe nhân dân địa phương: là bệnh viện có 200 giường và cung cấp dịch vụ sức khỏe cho dân vùng đó, tiếp quản cả những điều trị trước và sau của bệnh viện chỉ định đặc biệt ở trên. Đây thuộc hạng mục BV cấp độ 2 trong đánh giá chất lượng. 3. Các bệnh viện nhỏ không thuộc 2 loại trên, trong đánh giá chất lượng bệnh viện thường thuộc bệnh viện cấp độ 1.
🌱 Vì sao các bệnh viện lại tham gia?
Với 3 hoạt động chính là Đánh giá / hỗ trợ / giáo dục thì tổ chức này là 1 tổ chức bên ngoài hỗ trợ hoạt động kinh doanh cho bệnh viện. Chúng ta cùng xem cụ thể việc đánh giá theo tiêu chuẩn Nhật
🌼 Hạng mục đánh giá cụ thể theo chức năng của bệnh viện.
Đánh giá các hạng mục riêng cho bệnh viện y tế chuyên sâu đặc biệt
Đánh giá các hạng mục cho các bệnh viện :
Bệnh việp cấp độ 3 (bệnh viện chỉ định đặc biệt)
Bệnh viện cấp độ 2 (bệnh viện chăm sóc sức khỏe nhân dân địa phương)
Bệnh viện cấp độ 1 (các bệnh viện nhỏ dưới 200 giường)
Bệnh viện chuyên hồi phục chức năng
Bệnh viện chăm sóc bệnh mãn tính
Bệnh viện tâm thần.
🌼Cụ thể sẽ đánh giá ở 4 chương cho các bệnh viện :
Chương 1 “Đánh giá việc chăm sóc y tế lấy bệnh nhân làm trung tâm”
Chương 2 “Đánh giá thực hành tốt chăm sóc y tế mục 1”
Chương 3″Đánh giá thực hành tốt chăm sóc y tế mục 2″
Chương 4″Quản lý tổ chức để đạt được triết lý mục tiêu của bệnh viện”
🌼Để đánh giá cụ thể sẽ trải qua các bước sau :
1. Gửi nguyện vọng và ký kết tới tổ chức JQ và hoàn thành thủ tục. 2. Chuẩn bị các thủ tục cho việc đánh giá. 3. Điều tra thực trạng tại bệnh viện và BẢN THÂN BỆNH VIỆN TỰ ĐÁNH GIÁ theo hướng dẫn cụ thể. 4. Chuyên gia của tổ chức tới bệnh viện đánh giá chính thức cả trên giấy tờ và thực tế. 5. Hoàn thành đánh giá công bố kết quả.
Trong chương trình hỗ trợ của tổ chức có mục chia sẻ thông tin, tổ chức các work shop đặc biệt là các sai phạm y tế trong tất cả hệ thống bệnh viện đánh giá định kỳ là một điều vô cùng tuyệt vời. Điều này giúp ích rất nhiều trong việc nâng cao chất lượng y tế trên toàn quốc tại Nhật. Có thể nói việc tham gia vào đánh giá chất lượng giúp bệnh viện hòa mình vào tập thể các bệnh viện trong công cuộc cải tiến nâng cao chất lượng, giúp đội ngũ nhân viên tự nhận thức nâng cao chuyên môn, cải tiến môi trường làm việc tốt hơn và kết quả là nâng cao dịch vụ khám chữa bệnh. Kokoro medical sẽ giới thiệu chi tiết về các hạng mục đánh giá và các thông tin khác liên quan đến đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn Nhật. Tham khảo thông tin trên WEB site của chúng tôi.
Là một nhân viên y thế bình thường khi chuyển việc điều đầu tiên khi được nhận vào làm đó là nghe giải thích về TRIẾT LÝ MỤC TIÊU CỦA BỆNH VIỆN và ở tất cả các bệnh viện mình từng làm đều là các bệnh viện đã tham gia đánh giá chất lượng bệnh viện JQ và chính bản thân từng nhânviên trong tổ chức mình làm đều đóng góp 1 phần để hoàn thiện việc đánh giá chất lượng JQ.
Nhắc đến đánh giá chất lượng bệnh viện nhiều người sẽ nghĩ đến JCI của Mỹ. Ngày 11/2/2019 thế giới có 1082 Bv đạt chuẩn JCI thì tại Nhật có 28 BV đã lấy chứng chỉ JCI. Thực tế còn rất nhiều bệnh viện tại Nhật đạt JCI nhưng chưa đăng ký lấy mà thôi.
Năm 2010 bộ y tế Nhật có hỗ trợ xây dựng bộ đánh giá chỉ số đo lường chất lượng QI tại Nhật, đến năm 2020 đã có 349 bệnh viện chính thức tham gia đánh giá đo lường chỉ số chất lượng QI. Hệ thống công nghệ thông tin, bệnh án điện tử áp dụng ở hầu hết tại BV nhật nên việc đưa các chỉ số QI cũng được thống kê tự động rất nhiều. Đặc biệt hơn nữa từ 1996 Nhật bắt đầu thảo luận về hình thức chi trả chọn gói DPC/PDPS (DPC/PDPS:Diagnosis Procedure Combination /Per-Diem Payment System) có thể giải thích là hình thức chi trả chọn gói theo từng bệnh trong quá trình nhập viện điều trị và đưa vào áp dụng thí điểm từ 1998 và 2003 thì chính thức phổ biến. Tháng 4/2020 đã có 1757 Bệnh viện tăng thêm 30 bv đủ tiêu chuẩn và áp dụng chế độ thu phí theo hình thức này. Chính vì thế việc đánh giá chỉ số đo lường QI ở các bệnh viện có áp dụng chi trả DPC/PDPS cũng được đơn giản hóa. Hơn thế nữa hầu hết các bệnh viện này đã tham gia và đạt tiêu chuẩn đánh giá chất lượng bệnh viện của tổ chức Japan Council for Quality Health Care (JQ).
*Lưu ý: Nếu cảm thấy bài viết hay và bổ ích, các bạn có thể lấy làm tư liệu. Nhưng đề nghị các bạn phải ghi nguồn và chia sẻ link trang WEB cũng như link kênh youtube mà mình đính kèm cuối bài.
Hãy liên hệ với chúng tôi:
#こころメディ合同会社 💚KOKOROMEDICAL LLC💚 (Kết nối y tế Nhật Việt)
Rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia đa ngành và sự ủng hộ của cộng đồng.
Lĩnh vực hoạt động KOKORO MEDICAL
1. Tổ chức các lớp học ngắn và dài hạn cho các cán bộ y tế của 2 nước Việt Nam – Nhật Bản. 2. Cung cấp kênh thông tin và các bài học về Y tế Nhật Bản qua kênh youtube 3. Kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế. 4. Hỗ trợ biên phiên dịch tiếng Nhật-Việt. 5. Hỗ trợ người Việt khám và chữa bệnh tại Nhật.