Hiện tại do dịch covid 19 nên hầu như cơ hội cho người bệnh ở các nơi đến Nhật để tiếp nhận những phương pháp tối tân trong việc khám chữa trị đã giảm thiểu đi thật đáng kể.
Qua đó KOKORO MEDICAL chúng tôi trong suốt thời gian dịch bệnh đã và đang đồng hành cùng người bệnh ở mọi miền đất nước VIỆT NAM thực hiện gói khám trực tuyến “SECOND OPINION – XIN Ý KIẾN THAM VẤN THỨ HAI” tại NHẬT BẢN.
Có rất nhiều người bệnh hỏi chúng tôi rằng :
SECOND OPINION là gì!?
Tại sao phải khám SECOND OPINION!?
Nên thông qua bài viết này chúng tôi xin được chia sẻ về SECOND OPINION tại Nhật Bản như sau:
Nhật Bản với chính sách y tế để toàn bộ người dân được hưởng chế độ y tế bình đẳng. Ai cũng có thể tới bệnh viện tuyến đầu để khám và điều trị. Để thuận lợi chỉ với một tờ giấy giới thiệu có thể từ bác sĩ gia đình, bác sĩ phòng khám nhỏ hay tại bệnh viện địa phương bạn sẽ có thể đăng ký khám chữa ở bệnh viện đầu ngành.
Một điều hay và minh bạch là SECOND OPINION chúng ta cùng xem kỹ về nội dung này.
Vậy SECOND OPINION là gì?
SECOND OPINION – ý kiến tham vấn thứ 2 trong tư vấn điều trị: Là việc người bệnh tới một bệnh viện khác với nơi đang điều trị để hỏi ý kiến nhận xét cụ thể về tình hình bệnh, các phương pháp điều trị cụ thể, hỏi ý kiến việc lựa chọn phương pháp điều trị cho giai đoạn tiếp theo.
Việc này giúp người bệnh có thêm dữ liệu sau khi nghe lời khuyên của một chuyên gia thứ 2 và có thể chọn cho mình một phương pháp điều trị mà bản thân người bệnh cảm thấy yên tâm, tin tưởng sau khi nghe chuyên gia tư vấn tận tâm. Bác sĩ Nhật thăm khám, tư vấn dựa trên quyền lợi của người bệnh lên trên hết.
SECOND OPINION tại bệnh viện Nhật có nguyên tắc gì?
Trước hết các bệnh viện “Tuyến cuối” “Bệnh viên Chuyên sâu” mới có khoa khám ngoại trú đảm nhiệm việc tư vấn thăm khám SECOND OPINION với nguyên tắc sau:
Người thăm khám đảm nhiệm tại khoa khám second opinion phải là “CHUYÊN GIA” trong lĩnh vực đó nên thông thường là Giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ hay các “Chuyên gia” thuộc hạng top của bệnh viện đó đảm nhiệm.
Yêu cầu SECOND OPINION là người bệnh cần mang đầy đủ thông tin hồ sơ bệnh án, giấy giới thiệu của bác sĩ đang phụ trách. Tại Nhật bảo mật thông tin của người bệnh tại bệnh viện vô cùng khắt khe nên nếu không được sự cho phép của bác sĩ phụ trách người bệnh sẽ không có cách nào để có đầy đủ dữ liệu bệnh án CT, MRI các dữ liệu khác.
Về việc xin hồ sơ giấy giới thiệu , đĩa hình ảnh ở Nhật không khó. Chúng ta chỉ cần nói rõ mục đích, tên bệnh viện, tên bác sĩ định tới khám second opinion tiếp theo và nộp chi phí viết giấy giới thiệu đầy đủ thì sẽ được cung cấp . Rất tiện lợi cho việc đặt hẹn khám second opinion tại bênh viện tuyến cuối chuyên sâu.
Khi khám second opinion Bác sĩ dựa trên cơ sở có đầy đủ dữ liệu trong suốt quá trình từ những ngày khám ban đầu cho tới hiện tại để phân tích đánh giá một gốc nhìn khác từ kinh nghiệm và chuyên môn và nghiên cứu của bản thân dành cho người bênh.
SECOND OPINION thực hiện trên nguyên tắc các bác sĩ các bệnh viện tôn trọng nhau. Nếu sau khi khám người bệnh muốn tới bv đã khám second opinion để điều trị thì phải làm thủ tục chuyển viện. Có một số bệnh viện đặt nguyên tắc không tiếp nhận người bệnh tới second opinion tới điều trị để tôn trọng bệnh viện cũ hoặc có trường hợp sẽ nhận điều trị 1 phần nếu đó là điều trị nơi bệnh viện cũ không đảm nhận được.
Sau thăm khám sẽ có thư hồi đáp tới bác sĩ đang điều trị báo cáo nội dung đã giải thích cho người bệnh và gửi lời cảm ơn, mong bác sĩ tiếp tục hỗ trợ người bệnh lâu dài.
Xu hướng ngày càng nhiều các bác sĩ ủng hộ hay chủ động hỏi người bệnh có muốn đi tham khảo ý kiến nơi khác SECOND OPINION không nên nếu ở Nhật chúng ta cũng không phải quan ngại về vấn đề này.
Có điều kiện hãy tới những bệnh viện tốt nhất điều trị cho giai đoạn quan trọng, còn sau đó lại quay về bệnh viện “gần nhà” để điều trị theo dõi lâu dài. Bệnh viện lớn trên tổng thể phí điều trị sẽ cao hơn bệnh viện gần nhà.
Hy vọng những chia sẻ trên giúp chúng ta hiểu hơn về SECOND OPINION tại Nhật Bản.