Tại bệnh viện anh chị có quy định rõ về trang phục y tế không?

Có đề cử, cải tiến nên thay đổi trang phục y tế cho phù hợp với “thời đại” hay không?

Việc đào tạo, giáo dục liên tục về phong cách bề ngoài của NVYT ra sao?

Giải pháp đào tạo giáo dục đủ có cụ thể, dễ hiểu?

Khen thưởng, khuyến khích nhân viên tuân thủ quy định trang phục y tế ra sao ?

Cùng đọc để suy ngẫm, chúng ta sẽ học gì từ kinh nghiệm thực tế Nhật đã làm.

Vẻ bề ngoài” của một người sẽ để lại ấn tượng sâu sắc cho người đối diện. Trong công việc, vẻ bề ngoài quyết định rất nhiều thứ, thậm chí ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Trang phục là một vật dụng đặc biệt để thể hiện rõ nét “vẻ bề ngoài”, dễ nhận biết về chức vụ, đặc trưng công việc đang làm và giúp chính bản thân chúng ta ý thức rõ hơn về nghề nghiệp. Trang phục của nhân viên y tế sẽ bao gồm “quần áo”, “giày”, “vật dụng đi kèm”, giúp phân biệt về chuyên môn đang đảm nhiệm như: bác sĩ, điều dưỡng, hay dược sĩ, kỹ thuật viên.v.v…

🌱3 lý do để giải thích về việc nên – cần mặc đồng phục y tế.

  • Giúp nhân viên ý thức về công việc: Môi trường bệnh viện thật đặc biệt, cởi đồng phục, ra khỏi viện, chúng ta tạm gác công việc và trở về đời sống thường ngày. Chúng ta cần lấy lại năng lượng để tiếp cuộc chiến: bởi vì Bệnh viện VN chúng ta vẫn trong tình trạng chiến đấu ở chiến trường như mới bị “oanh tạc”.
  • Giúp mọi nhân viên bình đẳng trong tổ chức: Khi tất cả đều mặc giống nhau thì sự phân biệt giai cấp giàu-nghèo cũng dường như hoàn toàn biến mất, giúp mọi người thoải mái hơn khi làm việc.
  • Đồng phục đảm bảo sự an toàn, thoải mái cho công việc, làm nên vẻ đẹp riêng của từng chuyên môn.

Cùng điểm các giải pháp cải tiến đang thực thi tại bệnh viện Nhật đào tạo, giáo dục về trang phục y tế và chúng ta cùng suy ngẫm học hỏi.

🌱Tại BV Nhật có quy định cụ thể hướng dẫn dễ hiểu về trang phục y tế cho nhân viên

 Khi tuyển dụng NVYT được hướng dẫn cụ thể về phong cách ăn mặc và những quy định của bệnh viện. Đào tạo liên tục hàng năm qua các buổi học về giao tiếp ứng sử. Sẽ hướng dẫn NVYT cần:

  • Kiểu tóc – gọn gàng sạch sẽ, không nhuộm màu quá nổi trội.
  • Móng tay – cắt ngắn, không sơn móng, sơn gel
  • Đồ trang sức – chỉ được phép đeo nhẫn cưới, không đeo khuyên tai dây truyền
  • Trang điểm – phong cách tự nhiên, khỏe mạnh
  • Quần áo – không bẩn, không nhăn và giữ thơm tho
  • Giày, tất – đi giày có mũi, có đế màu trắng là chủ đạo.
  • Áo bên trong bên trong, ngoài đồng phục khi lạnh đơn giản một màu không họa tiết

Quy định trên làm nên vẻ đẹp của sự chỉnh chu của NVYT, tạo phong cách khỏe mạnh chuyên nghiệp để người bệnh an tâm và an toàn trong công việc. Đối với khối điều dưỡng bệnh viện đa số đổi đồng phục của điều dưỡng từ mặc váy dài sang quần áo, hoặc có thể để tự chọn.Dù váy dày hay quần và áo cũng 100% không sử dụng cúc cài khuy. Thay cài cúc sẽ 100% sử dụng khóa hoặc áo chui đầu cho cả nam và nữ.

 Đọc Thông tư 45/2015/TT-BYTQUY ĐỊNH VỀ TRANG PHỤC Y TẾ có viết: với điều dưỡng là… “Áo cổ 2 ve, cài cúc giữa”… tự nhiên đọc đến đó mình nghĩ: Lỡ NVYT nữ bị bung nút áo ngực thì sao? Tình huống đó chắc sẽ làm nhiều người bối rối. Thực tế BV anh chị còn dùng đồng phục cài cúc áo hay không?

Với các bác sĩ khi thăm khám, hay thăm bệnh cần mặc thêm 1 áo choàng blu trắng, tại Nhật nhìn chung mình cảm nhận hầu hết các bác sĩ đều cố gắng giữ vẻ bề ngoài sạch sẽ phong độ. Từ đó người bệnh, đồng nghiệp ngưỡng mộ và tôn trọng. Khi có tuổi đặc biệt là nữ các bác sĩ cũng cố gắng nhuộm tóc, hay giữ gìn vẻ đẹp của nữ giới như trang điểm, cố gắng đẹp hơn theo độ tuổi. Để học được BS ở Nhật đã có tiêu chuẩn như mình từng chia sẻ trước đây ở bài “Bác sĩ ở Nhật” anh chị có thể đọc lại ở link”; copy đường linh “bác sĩ ở Nhật”

Vì thế với bác sĩ nam thì vốn rất nhiều người cao, dáng chuẩn nên dù có tuổi sẽ là thêm tri thức, thêm tuổi nghề giúp các bác sĩ phong độ hơn, càng được ngưỡng mộ hơn. Với BS tay nghề vẫn mãi là “chìa khóa vàng” cho tiêu chuẩn đánh giá. Thử suy nghĩ xem để đạt học vị cao chắn chắn cần sự trợ giúp của rất nhiều đồng nghiệp. Vì thế vẻ bề ngoài cũng giúp bs thuận lợi hơn trên con đường đạt học vị. Gặp giáo sư chính hiệu mình thấy cảm thụ được ngay từ phong cách bề ngoài đều có phong thái nhìn đã thấy hào quang trí thức.

🌱 Nhật không ngừng cải tiến, thay đổi trang phục y tế đặc biệt thấy rõ ở điều dưỡng.

Mọi NVYT thống nhất đều phải đi giày có mũi, có đế để đảm bảo an toàn trong môi trường bệnh viện. Với khối điều dưỡng thì có lẽ thay đổi lớn là mũ và quần áo. Điều dưỡng không còn đội mũ, tỷ lệ chuyển từ mặc váy dài sang quần áo nhiều hơn.

Tản nạn đôi chút về mũ của điều dưỡng: Tại Nhật đối với sinh viên điều dưỡng, có một nghi thức được coi là khá long trọng: “LỄ TRAO MŨ” cho các sinh viên. Y như trong những bộ phim cổ xưa: mỗi sinh viên sẽ cầm 1 ngọn nến và đi đến để nhận mũ. Nghi thức này sẽ giúp sinh viên ý thức được sứ mệnh và trọng trách nghề nghiệp mà bản thân đã chọn, đồng thời là cũng là đánh dấu sự chuẩn bị cho một hành trình dần hoàn thiện để chính thức trở thành người điều dưỡng. Ngọn nến như hành trình chăm sóc người bệnh âm thầm và lặng lẽ, soi đường trong đêm tối, tận tâm với người bệnh. Nhận mũ là một buổi lễ long trọng mang nhiều ý nghĩa. Nhưng trên thực tế, cá nhân mình thì lại rất không thích việc phải đội mũ khi làm việc. Lý do là bởi:

  • Bất tiện ảnh hưởng đến công việc, thậm chí còn cản trở công việc.
  • Mất vệ sinh vì đâu có giặt thường xuyên, có thể là nguồn lây nhiễm mầm bệnh.
  • Trước đây đội mũ nhằm giúp tóc được gọn gàng nhưng trên thực tế, đặc biệt là với các nhân viên nữ, nếu “vơ” hết tóc lên để đội mũ thì trông sẽ rất “kì cục”, còn nếu không làm như vậy, thì hoặc sẽ phải dùng rất nhiều kẹp, ghim giúp tóc gọn và vẫn đảm bảo tính thẩm mĩ nhưng như vậy sẽ khiến da đầu rất đau và khó chịu nếu sử dụng trong thời gian dài, hoặc không dùng kẹp, ghim thì đội lên đầu chỉ có tác dụng “trang trí”,
  • Nam giới đội mũ gì nhìn cũng “giảm độ đẹp trai”

Khi coi các phim truyền hình trong bệnh viện có nói khá nhiều về chức vụ khi nhìn trên mũ: ví như 1 vạch là điều dưỡng trưởng nhóm, 2 vạch là điều dưỡng trưởng khoa, 3 vạch là điều dưỡng trưởng bệnh viện. Hóa ra quyền lực thể hiện ở trên đầu của người điều dưỡng. Thế rồi phong trào bỏ mũ được khởi động với các lý do mình viết ở trên.

Từ khi còn là sinh viên mình đã ước giá không phải đội mũ. Chắc hẳn sẽ có nhiều điều dưỡng giống mình là “không thích đội mũ” hay có suy nghĩ “nên chăng bỏ đội mũ của điều dưỡng”. May mắn thay thời điểm mình ra trường đi làm phong trào bỏ mũ thực hiện với các lý do ở trên và mình thấy hài lòng về việc “không đội mũ”.

🌱Hình ảnh nhân viên y tế được truyền thông đại chúng quảng bá rất tốt

Phim truyền hình dù có cường điệu đôi chút nhưng mô tả rất thật về thực trạng y tế, truyền tải “đề tài nóng” và đôi khi là xây dựng nên một “hình mẫu” lý tưởng. Hình mẫu của “bác sĩ, điều dưỡng”, xã hội đặt kỳ vọng vào hình mẫu đó rồi điều kỳ vọng ấy rồi cũng thành hiện thực. Phim cũng thể hiện khá rõ đời sống thực tế thời điểm làm phim. Ví dụ tại Nhật những năm đề cao vận động cấp cứu bằng trực thăng lập tức 1 số phim về đề tài này ra đời. Khi đẩy mạnh trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán, hay khi phổ cập bệnh án điện tử, đưa robot vào ứng dụng hay cả kiện tụng cũng vậy, nhiều bộ phim có nhiều bối cảnh liên quan nhấn mạnh các đề tài này được dựng nên. Phim về bệnh viện luôn được khai thác triệt để và luôn hot.

Thông qua các nhân vật trong phim cũng giúp ích truyền tải khá nhiều giúp xây dựng hình ảnh, phong cách làm việc. Từ bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ hay các nhân viên y tế khác được dựng rất sát và chi tiết. Các chuyên gia hỗ trợ trong khi quay phim là chuyên gia đầu ngành, nơi quay các cảnh quay là bệnh viện thực, vì thế trở nên thực tế, hấp dẫn. Phim cũng giúp người dân hiểu hơn về công việc chuyên môn của các nhân viên y tế qua phim ảnh. Điều đó thật tuyệt vời. Qua phim người bệnh và gia đình cũng gián tiếp được giáo dục, giúp có một kiến thức nhất định. Điều đặc biệt thông điệp luôn thấy ở tất các phim truyền hình về đề tài bệnh viện là OMTENASHI – tận tâm. Tận tân của đồng nghiệp với nhau, của tập thể với NVYT, tinh thần đồng đội team làm việc. Thấy được tận tâm của nhân viên y tế với người bệnh, đó là thông điệp sẽ luôn làm người xem ấm lòng – cái tình người thì muôn thủa đều không cũ.

Ngoài phim thì hình minh họa kiểu truyện tranh tiếng nhật hay gọi là “IRASUTO” thể hiện rất rõ xu hướng và sự thay đổi rõ nét qua thời gian của từng giai đoạn. Truyện tranh là nét văn hóa đặc trưng của Nhật. Mình rất yêu các hình mình họa này và trong tất cả các tài liệu hướng dẫn sử dụng trong bệnh viện đều sử dụng hình minh họa truyện tranh. Chi tiết dễ hiểu và còn giúp ích xoa dịu tinh thần người bệnh. Tài liệu KOKORO MEDICAL làm cũng vậy sẽ theo phong cách đặc trưng.

🌱Đàotạo giáo dục nhân viên duy trì vẻ đẹp bề ngoài ở BV Nhật

Đặt ra luật vô cùng dễ, duy trì nó mới là việc khó. Thêm vào đó lại cần thay đổi, cải tiến cho phù hợp. Trong các khoa luôn có một khu, thông thường khu này sẽ được đặt ở gần phòng chờ chung. Tại đây thường treo ảnh kèm tên nhân viên y tế trong khoa, biểu dương  các nhân viên có hình tượng đẹp, có phấn đấu đóng góp. Với mỗi người bệnh nhập viện điều dưỡng ngoài giới thiệu hướng dẫn khoa (phòng vệ sinh, phòng tắm, buồng bệnh, tiện ích…) sẽ giới thiệu luôn khu trưng bày này. Khu giới thiệu này sẽ trưng luôn một số thư cảm ơn của người bệnh. Đây là một việc dù nhỏ nhưng tinh tế giúp nhân viên “yêu khoa” mình đang làm việc, sẽ vui hơn khi được người bệnh nhắc tới hay vô tình khen. Khen thưởng và khiển trách là cả một nghệ thuật và cần được thống nhất lên quy trình mới giúp quản lý tốt và duy trì lâu dài được. Nó vô cùng cần thiết để “giữ lửa” và tạo tinh thần làm việc tốt cho nhân viên.

Trong mục đào tạo và giáo dục mỗi năm có 1- 2 lần đánh giá nhân viên, thường thực hiện trước đợt thưởng. Trong các câu hỏi đánh giá mọi mặt có một số câu đánh giá liên quan đến “phong cách bề ngoài” của nhân viên y tế, sự tuân thủ quy định và ý thức chấp hành cùng hỗ trợ đồng nghiệp. Nội dung đánh giá mọi NVYT sẽ trải qua:

  • Bước 1: NVYTsẽ tự đánh giá bản thân
  • Bước 2: cấp quản lý đánh giá (trưởng khoa hoặc cấp quản lý gần nhất)

🌱Hình ảnh điều dưỡng ở BV VN giống Nhật trước đây chăng?

Trước đây, có thể do mạng xã hội chưa phát triển, mình ít khi thấy hình ảnh các điều dưỡng xuất hiện nhưng tiềm thức thì nghĩ điều dưỡng không đội mũ. Nhưng thời đại internet, Facebook phát triển nên mình thường xuyên thấy hình ảnh các bạn trẻ, các đồng nghiệp điều dưỡng mặc váy (với nữ) , đi dép sandal hoặc mỗi người sẽ đi một kiểu giày, đặc biệt hình ảnh đội mũ có vẻ thấy khá nhiều… làm mình nhớ tới hình ảnh của các bệnh viện trước đây của Nhật. Có lẽ do qui định về trang phục, đồng phục của bệnh viện Việt Nam chúng ta vẫn chưa yêu cầu cụ thể chăng, và liệu có nên – cần thay đổi. Nên chăng cải tiến phong cách bề ngoài để trong chúng ta năng động, tự tin và có phong cách chuyên nghiệp hơn nữa???

Hy vọng với khảo sát thực tế trên sẽ giúp chúng ta cùng nhìn nhận và suy nghĩ để từng bước cải tiến để xây dựng tốt tổ chức tốt hơn nữa. Hãy tận tâm, hãy team work và đừng đổ lỗi cho sếp, mỗi cá nhân nếu thay đổi từ những việc nhỏ tổ chức sẽ lớn mạnh.

Lưu ý: Nếu cảm thấy bài viết hay và bổ ích, các bạn có thể lấy làm tư liệu. Nhưng đề nghị các bạn phải ghi nguồn và chia sẻ link trang WEB cũng như link kênh youtube mà mình đính kèm cuối bài.

☎️Hãy liên hệ với chúng tôi:☎️

💚#こころメディ合同会社💚
💚KOKOROMEDICAL LLC💚
(Kết nối y tế Nhật Việt)

🏥 : 〒121-0055 Tokyoto Adachiku Kahei 1-1-9
☎️ : 03-5856-1516
🖨 : 03-5856-1516
💌 : kokoromedi@kokoromedi.com
⌨️ : https://www.kokoromedi.com
💻 : https://m.facebook.com/ytekokoromedical/?ref=bookmarks
⌨️ : https://www.youtube.com/watch?v=x7hb8-pTi6Y&t

💓Rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia đa ngành và sự ủng hộ của cộng đồng.💓

🩺Lĩnh vực hoạt động KOKORO MEDICAL

💓1. Tổ chức các lớp học ngắn và dài hạn cho các cán bộ y tế của 2 nước Việt Nam – Nhật Bản.
💓2. Cung cấp kênh thông tin và các bài học về Y tế Nhật Bản qua kênh youtube
💓3. Kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế.
💓4. Hỗ trợ biên phiên dịch tiếng Nhật-Việt.
💓5. Hỗ trợ người Việt khám và chữa bệnh tại Nhật.