🌼 Vì sao bác sỹ thường hay làm ở 2 bệnh viện?
🌱Tổng thống Mỹ John F. Kennedy trong diễn văn nhậm chức ngày 20 tháng 1 năm 1961 đã phát biểu: “ Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta, hãy hỏi ta đã đóng góp được gì cho tổ quốc”. Câu này nếu nói ở trong viện thì có thể thay là đừng hỏi lương bác sĩ bao nhiêu mà phải hỏi ngược lại BÁC SĨ ĐÓ KIẾM ĐƯỢC BAO NHIÊU TIỀN VỀ CHO BỆNH VIỆN.
🌱Bác sĩ sẽ hỏi lại “BỆNH VIỆN ĐÃ ĐẦU TƯ CÔNG CỤ” tốt giúp bác sĩ kiếm tiền chưa?. Đầu tư cơ sở vật chất thì có khả năng nhưng đầu tư “tự học” chuyên môn và “cải tiến tư tưởng” để tự nâng cao PHONG CÁCH CUNG CẤP DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH thì chỉ có chính vị bác sĩ đó làm được.
🌱Hoạt động của bệnh viện là khám chữa bệnh nên thu nhập cũng chỉ có thu được từ nguồn thu từ bệnh nhân qua cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh mà thôi.
🌱Tại bệnh viện Nhật trung bình mỗi bác sĩ làm toàn thời gian sẽ cần cố gắng thu về cho bệnh viện trên 10,000,000 yên tương đương trên 2 tỷ đồng mỗi tháng. Đủ hiểu bác sĩ giỏi là quan trọng như thế nào đối với bệnh viện. Vì chỉ làm 4 ngày trong một tuần nên các bác sĩ ở Nhật sẽ chọn làm 2 nơi là phổ biến. Cho dù làm việc 1 hay 2 nơi thì mục tiêu hàng đầu mà các bệnh viện yêu cầu các bác sỹ là phải làm việc thật tốt trau dồi chuyên môn cũng như thường xuyên nâng cao hiểu biết để tạo sự yên tâm cho bệnh nhân đến khám chữa bệnh. Nhằm thu hút bệnh nhân tạo nên nguồn thu để duy trì hoạt động của bệnh viện.
🌱Trên thực tế nghề bác sĩ cần thể lực, học tập, nghiên cứu và ứng dụng vào lâm sàng. Nên thông thường ở Nhật bác sĩ sẽ có 4 ngày làm việc, 1 ngày nghiên cứu và 2 ngày nghỉ. Để hợp pháp hóa việc bác sĩ làm thêm tại một bệnh viện khác đó là tận dụng ngày “nghiên cứu” của các bác sĩ. Ngày “nghiên cứu” được hiểu là có thể tự do “viết luận văn, làm báo cáo” ở một nơi không thuộc khoa hay bệnh viện đang làm việc. Mội số nơi tại Nhật sẽ gọi đó là “ngày làm nơi khác” của bác sĩ.
🌱Rất nhiều bệnh viện chấp nhận để bác sĩ làm thêm tại bệnh viện hay cơ sở y tế khác, bác sĩ cũng thông báo rõ với viện với khoa để khi cần liên hệ đột suất qua điện thoại cho công việc. Nếu giải thích là bác sĩ đang “nghiên cứu” cách làm việc ở một bệnh viện hay cơ sở y tế khác thì cũng hoàn toàn hợp lý. Đa số bệnh viện cho phép bác sĩ đi làm thêm như thế. Nguồn thu đó là hợp lý nhằm đảm bảo đời sống và không quá tải cho bác sĩ. Ở Nhật các bác sĩ sẽ phụ trách cả khám ngoại trú và nội trú nên chắc chắn không thiếu việc vì bệnh viện nào cũng có tính toán cân bằng số lượng duy trì tối thiểu số lượng bác sĩ.
🌼Làm tại 2 cơ sở y tế bác sĩ được gì?
🌱Trước hết bác sĩ có nguồn thu nhập ổn định, chỉ đơn thuần tính theo lương giờ 100USD/h thì tiền lương đó cũng bằng thu nhập của 1 người làm công ăn lương ở Nhật. Ngoài ngày làm thêm đó bác sĩ sẽ toàn tâm toàn ý cho 4 ngày làm việc ở bệnh viện chính thức. Khi làm ở một bệnh viện khác bác sĩ cũng có thêm hiểu biết về một hệ thống y tế, thấy cái hay cái mới sẽ có thể ý kiến để cải thiện cho bệnh viện hiện tại. Tại Nhật thẻ name card của bác sĩ thông thường không có ghi điện thoại di động, chỉ ghi tên, chức vụ và e-mail. Bệnh nhân cũng không có thói quen hỏi điện thoại hay e-mail của bác sĩ. Có vấn đề gì 100% liên hệ qua tổng đài bệnh viện.
🌱Mọi lịch trình, hay thay đổi lịch khám, đặt hẹn sẽ do bộ phận riêng đảm nhiệm. Mỗi bác sĩ đều có máy điện thoại cầm tay nội bộ để nghe nhận điện thoại nội bộ hay điện thoại liên lạc từ bên ngoài tới. Điện thoại nội bộ cầm tay của điều dưỡng có tích hợp với hệ thống nhận và trả lời Call gọi từ phòng bệnh, các vị trí khác như nhà ăn nhà vệ sinh nên rất tiện lợi khi làm việc. Vì thế, toàn bộ nhân viên không có lý do để phải sử dụng điện thoại di động khi làm việc. Bộ y tế Nhật có hẳn hướng dẫn sử dụng điện thoại di động cho nhân viên y tế trên nguyên tắc không sử dụng điện thoại di dộng riêng trong thời gian đang làm việc.
🌱Bác sĩ giỏi thì được bệnh viện lớn nhỏ săn đón, bác sĩ nếu chưa nổi tiếng cơ bản vẫn có đủ kiến thức để tới khám ở các phòng khám, các viện dưỡng lão khám bệnh. Nhiều bác sĩ cũng đến khám tại các trường mầm non, trường học khám bệnh. Vì thế kiểu gì bác sĩ cũng sẽ có đất để dụng võ. Tận dụng kiến thức, tạo thêm thu nhập cho bác sĩ là điều cần thiết. Nói gì thì nói cứ phải thực tế: “CÓ THỰC MỚI VỰC ĐƯỢC ĐẠO”. Về cơ bản bác sĩ làm 2 viện cũng không ảnh hưởng gì đến chất lượng điều trị vì bác sĩ trong nhóm phụ trách cũng phải tự điều chỉnh lịch để không ảnh hưởng tới công việc. Điều dưỡng quản lý, phụ trách cũng biết rõ lịch để nếu cần gọi điện thoại là có thể gọi ngay cho bác sĩ điều trị chính của người bệnh.
🌱Ở Nhật luôn luôn tôn trọng ý kiến của bác sĩ điều trị chính, các trường hợp cần nhận y lệnh đặc biệt theo chỉ thị của bác sĩ này sẽ gọi điện thoại kể cả là nửa đêm, hoặc bệnh nhân của bác sĩ phụ trách đó mất cũng có thể thông báo qua điện thoại. Khi bệnh nhân mất luôn luôn thu xếp thông báo để bác sĩ phụ trách tham gia tiễn đưa người bệnh lần cuối khi rời viện, hay đơn giản là thắp một nén nhang tiễn người quá cố tại phòng tang lễ ở bệnh viện trong lúc chờ xe nhà tang lễ tới đón. 100% là hỏa táng và thi hài sẽ bảo quản trong nhà lạnh ở khu hỏa thiêu chờ gia quyến chuẩn bị cho tang lễ.
🌼Bác sĩ làm 2 nơi bệnh viện được gì?
🌱Điều này thật sự tốt cho các bệnh viện nhỏ, bệnh viện tư, phòng khám hay cơ sở y tế, các nơi đặc biệt thiếu bác sĩ nhưng lại khó có thể đủ kinh phí để “nuôi” một bác sĩ toàn thời gian.
🌱Tại bệnh viện Nhật các viện thuộc trường Đại học, các viện chuyên sâu (tương đương với bệnh viện tuyến cuối của Việt Nam) sẽ là nơi tập trung nhiều bác sĩ giỏi và và các bệnh viện này sẽ áp dụng chế độ khám đặt hẹn. Tại đây các bác sĩ làm việc khá căng thẳng, lương không cao nếu chưa nổi tiếng hay chưa phải chuyên gia.
🌱Đối với bác sĩ muốn có thêm kinh nghiệm sẽ sẵn sàng chịu mức lương thấp để có thể làm việc bên cạnh thầy giỏi, trải nghiệm một thời gian và sau đó sẽ chuyển tới viện mình thích để tiếp tục phát triển sự nghiệp. Đặc trưng nhóm 3 bác sỹ trong 1 team chỉ có 1 bác sĩ giỏi, 1 bác sĩ khá và 1 bác sĩ đang học việc để bổ trợ cho nhau. Theo ý kiến cá Nhân mình thì việc các bác sĩ được làm 2 nơi sẽ tốt cho cả bác sĩ và bệnh viện.
🌼Cách bệnh viện Nhật tạo dựng mạng lưới bệnh viện vệ tinh:
🌱Ngày nay ai cũng hiểu để đi nhanh thì nên đi một mình nhưng để đi xa chúng ta cần đi cùng nhau. Bệnh viện cũng vậy, cần tạo dựng một nhóm “bệnh viện, cơ sở y tế” có chung chí hướng. Ở Nhật các trường Đại học y, các bệnh viện chuyên sâu sẽ là đầu não dẫn dắt định hướng trong y tế. Bệnh viện đại học là nơi “sản xuất” các bác sĩ, và duy trì số lượng. Các bác sĩ sau khi tốt nghiệp có thể theo đăng ký ở trường y và có thể nhận việc làm từ đây. Còn phòng hành chính quản lý của trường đại học đó có nhiệm vụ điều tiết điều phối với bệnh viện vệ tinh. Họ tạo dựng bệnh viện vệ tinh và đảm nhiêm sẽ cung cấp bác sĩ cho các bệnh viện đó với một trong các hình thức. Phái cử bác sĩ ngắn hạn, dài hạn tới làm việc. Ngược lại bệnh viện vệ tinh sẽ không quá lo lắng trong vấn đề tìm bác sĩ. Và hai bên cùng có lợi.
🌼Ý kiến của mình trong phát triển bác sĩ làm việc ở 2 cơ sở y tế:
🌱Qua thông tin thì mình cũng biết rằng tại Việt Nam cho phép làm thêm việc ở một bệnh viện khác nếu được sự đồng ý của Giám đốc bệnh viện chủ quản. Nhưng việc ký kết trên phương diện giữa các tổ chức nên được đề cao, nhằm phát triển tổ chức và có hình thức hỗ trợ khi cần thiết. Các Giám đốc bệnh viện cũng là các bác sĩ nên chắc chắn cũng thấu hiểu về cuộc sống khó khăn mà bác sĩ đang phải đối mặt như “CƠM ÁO GẠO TIỀN“. Bên cạnh đó giám đốc bệnh viện cũng là người chịu trách nhiệm khi có sai sót y tế xảy ra và ai cũng muốn nâng cao chất lượng y tế. Vì vậy việc quản lý để các bác sĩ không làm việc quá sức là rất cần thiết. Vì đó là lý do dễ gây nên trong các sai sót y tế.
🌱Trong bản tường trình báo báo sau khi sảy ra sai sót y tế tại các bệnh viện ở Nhật bao giờ cũng có 2 mục đó là đánh giá lỗi đó là do hệ thống y tế • sơ xuất trong quản lý hay do sai phạm cá nhân. Cá nhân thời điểm gây lỗi, sảy ra sai sót làm liên tục bao nhiêu tiếng? Điều này ngầm đánh giá có phải do làm việc quá sức hay không?
🌱Trở lại vấn đề về bác sĩ làm việc tại hai cơ sở y tế. Trong các vấn đề cốt lõi, chức năng của bệnh viện là chức năng làm y tế chuyên sâu. Các Bác sĩ làm tại bệnh viện lớn sẽ tới bệnh viện vệ tinh, làm việc tuần 1 buổi thì vừa giảm bớt áp lực công việc. Dù sao công việc tại bệnh viện nhỏ, phòng khám số lượng ca cấp cứu ít hơn, áp lực công việc nhẹ hơn, và đây là thời gian nghỉ ngơi xả hơi của bác sĩ. Bác sĩ sẽ vừa có thêm thu nhập, vừa hiểu thêm được và đôi khi được khám cho người bệnh theo cách mình thấy thoải mái nhất. Ở đó lại học hỏi được và cải tiến cho bệnh viện làm việc chính thức. Điều quan trọng là giữ được thái độ làm việc đúng đắn, có trách nhiệm ở các nơi làm việc.
🌱Ví dụ: Bệnh viện tuyến Huyện là nơi chưa có đủ cơ sở Vật chất tốt và đội ngũ bác sĩ tay nghề cao nhưng nếu các ngày đều có bác sĩ tuyến tỉnh, trung ương tới (hay tùy nhu cầu mà tuần 2 buổi) thì chắc chắn hiệu quả chất lượng khám chữa bệnh cũng khác hẳn, bệnh nhân sẽ bớt phải vất vả “đòi chuyển tuyến tỉnh ngay từ đầu”.
🌱Vài thông tin từ thực tế tại Bệnh Viện ở Nhật hi vọng giúp các anh chị có suy nghĩ để cùng cải tiến chất lượng y tế của Việt Nam ngày một tốt hơn. Chúng ta cùng chung tay trước hết cải thiện cuộc sống của chính chúng ta sau đó là cải tiến y tế Việt Nam.
🌱Một chuyên gia y tế mà phát hiện muộn thì uổng phí lắm. Đặc biệt chuyên gia ung thư đừng nên mất vì ung thư có khả năng chữa khỏi khi phát hiện sớm.
*Lưu ý: Nếu cảm thấy bài viết hay và bổ ích, các bạn có thể lấy làm tư liệu. Nhưng đề nghị các bạn phải ghi nguồn và chia sẻ link trang WEB cũng như link kênh youtube mà mình đính kèm cuối bài.
Hãy liên hệ với chúng tôi:
#こころメディ合同会社
💚KOKOROMEDICAL LLC💚
(Kết nối y tế Nhật Việt)
: 〒121-0055 Tokyoto Adachiku Kahei 1-1-9
: 03-5856-1516
: 03-5856-1516
: kokoromedi@kokoromedi.com
: https://www.kokoromedi.com
: https://m.facebook.com/ytekokoromedical/?ref=bookmarks
: https://www.youtube.com/watch?v=x7hb8-pTi6Y&t
Rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia đa ngành và sự ủng hộ của cộng đồng.
Lĩnh vực hoạt động KOKORO MEDICAL
1. Tổ chức các lớp học ngắn và dài hạn cho các cán bộ y tế của 2 nước Việt Nam – Nhật Bản.
2. Cung cấp kênh thông tin và các bài học về Y tế Nhật Bản qua kênh youtube
3. Kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế.
4. Hỗ trợ biên phiên dịch tiếng Nhật-Việt.
5. Hỗ trợ người Việt khám và chữa bệnh tại Nhật.