🌼Nỗi buồn mất mát!
Anh là một bác sĩ tốt nghiệp ở trường y danh tiếng hàng đầu của Nhật. Mẹ anh thường xuyên đi khám định kỳ hàng năm tại vệnh viện gần nhà.
Trong lần khám định kỳ cuối cùng bà chỉ chụp X-quang ngực mà không tự nguyện đăng ký chụp CT và bác sĩ kết luận không có vấn đề gì. Sau đó tuy có thấy bất thường như ho, mệt nhưng bà nghĩ có lẽ do tuổi già.
🌱6 tháng sau khi thấy triệu chứng ho không giảm, kèm theo khó thở bà đã trở lại bệnh viện bệnh viện đó xin thăm khám và được chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn cuối.
Trong quá trình nhập viện bác sĩ giải thích tình trạng bệnh như những ca nhập viện thông thường ở Nhật.
Anh là con trai trưởng nhà có 2 anh em, khá sốc vì biết mẹ ở giai đoạn cuối, cụ thường xuyên khám định kỳ rất cụ thể và cụ là bệnh nhân trung thành ở viện này.
Sau chẩn đoán 3 tháng thì bà mất.
🌼Yêu cầu từ phía gia đình:
Khi giải thích ở Nhật bác sĩ sẽ chỉ cho người nhà rất chi tiết bất thường ở đâu trên phim X-quang, CT và kết quả xét nghiệm khác, bệnh nhân có yêu cầu sẽ in luôn cho bệnh nhân ngay lúc đó.Xem lại phim cũ cùng bác sĩ điều trị anh mới nói 6 tháng trước hình phim này chắc chắn là đã thấy được có bất thường rồi. Theo thông lệ bệnh viện cần khuyên nên làm xét nghiệm chuyên sâu. Tại sao lại kết luận không có bất thường, dẫn đến phát hiện bệnh chậm và không được điều trị đúng lúc.
– Có phải phía bệnh viện đã “bỏ sót” bệnh của mẹ anh hay không?
Là một bác sĩ đào tạo trường Quốc lập danh tiếng của Nhật – Đại học Quốc lâp Y khoa Tokyo ít nhiều nơi đạo đức nghề y rất được quan tâm. Anh cứ tưởng vị bác sĩ đó sẽ “xin lỗi và thừa nhận” nhưng thay một lời xin lỗi thì anh bác sĩ kia chỉ nói “luật sư sẽ nói chuyện cụ thể hơn với anh”.
Tức trào máu! Anh kể lại. Đơn giản anh muốn bác sĩ đó thừa nhận mình sai, và “xin lỗi”.
Làm trong nghề anh biết bác sĩ không ai hoàn hảo, ai cũng có lúc sai nhưng sai mà không xin lỗi lại biện bạch thì không thể tha thứ.
🌼Thế là vụ kiện bắt đầu!
Kiện trong y tế mất rất nhiều thời gian có thể từ 3-5 năm mới kết thúc. Khi đi uống với anh mình cũng kể lại câu chuyện năm xưa cho anh nghe. Cá nhân anh và mình nhận định chỉ một thái độ xin lỗi hay thái độ cách đối ứng của bác sĩ và bệnh viện kia chắc chuyện kiện này đã không xảy ra
🌼Việc làm cần thiết để hạn chế bị kiện đến mức tối đa:
🌱Tại Nhật bản số ca kiện tăng theo từng năm hiện nay có tới gần 1000 vụ lớn nhỏ mỗi năm. Luật của Nhật cũng rất chi tiết, phải nói là “chi tiết tới từng ngõ ngách của cuộc sốngười·”.
🌱Tuy nhiên, bệnh viện với chuyên môn và đặc thù và kiện liên quan đến Y tế là rất phức tạp. Các luật sư biện hộ các ca kiện y tế thường có 2 bằng là bác sĩ và luật sư. Vì như thế mới hiểu rõ chuyện môn và đủ trình độ tranh cãi.
🌱Để tránh bị kiện sẽ dễ hiểu vì sao bệnh viện Nhật rất chặt chẽ trong giải thích và giấy tờ liên quan như tình trạng bệnh, phương án điều trị, các loại giấy đồng thuận… đều có bản gốc hay copy với chữ ký của bệnh và đôi khi là cả người nhà bệnh nhân.Một bản gửi bệnh nhân 1 bản lưu lại bệnh án.Bệnh án tối thiểu lưu trữ 5 năm.
Nghe nói khoa sản là dễ bị kiện nhất, đơn giản là dễ biết nhất là bệnh viện đó sử lý đúng hay sai.
🌱Ở Nhật điều dưỡng, bác sĩ sẽ lưu ý khi bệnh nhân hay người nhà là nhân viên y tế và thường cẩn thận hơn có lẽ hiểu là họ rất rành và check chuyên môn của chúng ta đó.
🌱Khi người bệnh nhập viên có rất nhiều mục hỏi thông tin và có cả thông tin về cá nhân người bệnh (chồng, vợ, con cái nghề nghiệp của họ, sống ở đâu …) để dễ dàng hơn khi cần liên lạc. Chúng mình sẽ truyền đạt khi giao ban nếu gia đình có người làm trong nghành y.
🌱Theo mình các vụ kiện cũng cần thiết và hiểu tích cực nó cũng là bản “Khuyến cáo” giúp các bệnh viện nỗ lực hoàn thiện cải tiến nâng cao chất lượng y tế, làm đúng quy định chuyên môn mà bộ y tế hay bệnh viện đó đã đề ra.
🌱Mình chia sẻ thông tin từ kinh nghiệm của bản thân để chúng ta là những nhân viên y tế cùng suy nghĩ, cùng biết cách bảo vệ chính chúng ta. “Một phút lơ là gây ngay sai sót”. Trong đó có cả việc sử dụng điện thoại di động. Thực lòng chắc ai cũng muốn tự do nghe hay dùng di động trong lúc làm việc, nhưng nếu bệnh viện chưa có quy định rõ việc sử dụng điện thoại di động chúng ta cũng nên ý nhị; sử dụng di động để không ảnh hưởng cho công việc nên dùng ở một nơi kín đáo. Nếu các anh chị thấy điều mình nói là “giáo điều” thi mình rất thành thực xin lỗi “đó là bệnh nghề nghiệp, là hậu quả của việc đã học tập và làm việc ở Nhật”.
🌱Lần tới mình xin phép kể tiếp về sai sót y tế của bệnh viện nhật trong phi vụ khám bệnh cho “Người Việt chúng ta” từ Việt Nam qua và cách xử lý của bệnh viện Nhật. Và một số thông tin cụ thể về kiện tụng, bồi thường khi sai sót, chẩn đoán “bỏ sót” với người bệnh tại Nhật.
*Lưu ý: Nếu cảm thấy bài viết hay và bổ ích, các bạn có thể lấy làm tư liệu. Nhưng đề nghị các bạn phải ghi nguồn và chia sẻ link trang WEB cũng như link kênh youtube mà mình đính kèm cuối bài.
Hãy liên hệ với chúng tôi:
#こころメディ合同会社
💚KOKOROMEDICAL LLC💚
(Kết nối y tế Nhật Việt)
: 〒121-0055 Tokyoto Adachiku Kahei 1-1-9
: 03-5856-1516
: 03-5856-1516
: kokoromedi@kokoromedi.com
: https://www.kokoromedi.com
: https://m.facebook.com/ytekokoromedical/?ref=bookmarks
: https://www.youtube.com/watch?v=x7hb8-pTi6Y&t
Rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia đa ngành và sự ủng hộ của cộng đồng.
Lĩnh vực hoạt động KOKORO MEDICAL
1. Tổ chức các lớp học ngắn và dài hạn cho các cán bộ y tế của 2 nước Việt Nam – Nhật Bản.
2. Cung cấp kênh thông tin và các bài học về Y tế Nhật Bản qua kênh youtube
3. Kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế.
4. Hỗ trợ biên phiên dịch tiếng Nhật-Việt.
5. Hỗ trợ người Việt khám và chữa bệnh tại Nhật.